- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ông Đinh La Thăng có 'cửa' nào được tại ngoại?
Về vấn đề hoàn cảnh khó khăn, có thể tòa án xem xét coi là tình tiết giảm nhẹ chứ không thể coi là điều kiện để được tại ngoại.
>>Toàn cảnh: Xét xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Tại tòa, bị cáo Đinh La Thăng đã xin được tại ngoại. Trịnh Xuân Thanh đề nghị HĐXX cho được sang Đức với vợ con sau khi kết thúc vụ án. VietNamNet phỏng vấn luật sư Vũ Ngọc Chi (Đoàn luật sư Hà Nội) về việc này.
Theo luật sư, có cơ sở nào để cho phép ông Thăng cùng các bị cáo bị truy tố tội Cố ý làm trái được thay đổi biện pháp ngăn chặn?
Luật sư Vũ Ngọc Chi: Biện pháp ngăn chặn và thay đổi biện pháp ngăn chặn là một nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng gồm điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, trong thực tế, việc áp dụng hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn bắt đầu từ giai đoạn điều tra và kết thúc ở giai đoạn tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Khi xét xử, tòa án tiếp theo phải tuân theo quy trình xét xử. Lúc này, tòa sẽ tập trung vào việc xét xử và gần như không xem xét đến vấn đề thay đổi biện pháp ngăn chặn nữa.
Việc thay
đổi biện pháp này chỉ quay trở lại một lần duy nhất là khi tòa ra quyết
định (ví dụ vụ hoa hậu Phương Nga) hoặc ra một phán quyết bằng bản án và
kết thúc trình tự tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm.
Tòa ra quyết định và thay đổi biện pháp ngăn chặn sẽ căn cứ vào khoản 2, điều 125, bộ luật Tố tụng hình sự. Khi tòa ra phán quyết bằng bản án, thì đây là việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, sẽ căn cứ khoản 1, điều 125 bộ luật này.
Như vậy, chỉ khi tòa án ra một quyết định thì có thể các bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn. Còn nếu tòa án ra một phán quyết bằng bản án, thì đây sẽ là việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, dựa trên các căn cứ pháp luật đã nêu trên.
Vậy trong trường hợp nào có thể áp dụng cho bị can, bị cáo được tại ngoại?
Tại ngoại hiểu nôm na là không phải ngồi tù. Đây là từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuỳ thuộc vào giai đoạn tố tụng, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định để bị can, bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn, hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.
Như đã đề cập, các căn cứ gồm: Trong bộ luật Tố tụng hình sự, đó là các quy định về bảo lãnh, quy định về đặt tiền để bảo đảm cấm đi khỏi nơi cư trú, hoặc hủy bỏ, hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
Trường hợp bị can, bị cáo mắc bệnh hoặc có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì sao?
Tùy thuộc vào mức độ bệnh tật mà pháp luật có các quy định có lợi cho bị can, bị cáo. Cụ thể: Mắc bệnh dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là tình tiết giảm nhẹ tại tiết q, khoản 1, điều 51, bộ luật Hình sự.
Mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì tạm đình chỉ điều tra theo điều 229, khoản 1, tiết b, bộ luật Tố tụng hình sự.
Bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa sẽ được miễn trách nhiệm hình sự theo điều 29, khoản 2, tiết b, bộ luật Hình sự.
Về vấn đề hoàn cảnh khó khăn, có thể được tòa án xem xét coi là tình tiết giảm nhẹ theo quy định khoản 2, điều 51, bộ luật Hình sự, chứ không thể coi là điều kiện để được tại ngoại.
Đề nghị không mang tính khả thi
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong lời nói sau cùng có đề nghị HĐXX, sau khi kết thúc vụ án, cho phép bị cáo được sang Đức để được ở gần vợ con. Luật sư thấy có cơ sở pháp lý nào để xem xét đề nghị này của Trịnh Xuân Thanh không?
Nếu hiểu sau khi kết thúc vụ án là bản án có hiệu lực pháp luật thì mặc dù đây là nguyện vọng của ông Thanh, nhưng xét theo quy trình, đây là điều không mang tính khả thi, bởi lẽ phụ thuộc vào các yếu tố loại hình phạt (nếu có).
Nếu hình phạt chính là hình phạt tù, thì sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bị cáo phải tiếp tục bị giam để đảm bảo thi hành án. Trường hợp hình phạt chính không phải hình phạt tù thì còn cần xem xét hình phạt phụ là gì, và các phán quyết trong bản án về loại hình phạt phụ hoặc việc khắc phục hậu quả gây ra (nếu có).
Nếu loại bỏ hoàn toàn được các yếu tố trên thì nguyện vọng của ông Thành có thể đạt được.
Theo VietNamNet
-
Pháp luật54 phút trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật1 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Pháp luật7 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Pháp luật19 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật19 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.
-
Pháp luật20 giờ trướcPhá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo
-
Pháp luật20 giờ trướcCông an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.
-
Pháp luật1 ngày trướcLiên quan đến vụ việc một nam học sinh lớp 12 Trường THPT Quang Trung dùng dao tấn công bạn tại nhà vệ sinh, Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã khởi tố ba học sinh.
-
Pháp luật1 ngày trướcThời điểm công an đột kích, vũ trường New MDM có 143 khách và 80 nhân viên, trong đó 26 khách dương tính với chất ma túy.
-
Pháp luật1 ngày trướcTrong vô số quà tặng gồm tiền và hàng hóa có giá trị tiền tỷ, bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil còn tặng cả nước tương vì đã 'tìm hiểu thói quen, sở thích' của người được tặng.
-
Pháp luật1 ngày trướcSau cuộc nhậu, 2 thanh niên ở Quảng Nam nghĩ rằng mình bị người đi đường 'nhìn đểu' nên đã giở thói côn đồ, dùng dao đâm nạn nhân.
-
Pháp luật1 ngày trướcHiện nay, tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TPHCM do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chuyển và do cá nhân, tổ chức nộp tại Cục trong vụ án Vạn Thịnh Phát là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).
-
Pháp luật1 ngày trướcMột vụ án mạng vừa xảy ra tại Đồng Nai, nạn nhân là thanh niên 30 tuổi đã tử vong sau khi bị đâm trong vụ ẩu đả.
-
Pháp luật1 ngày trướcLợi dụng cả xóm đang tổ chức ngày hội đại đoàn kết, Hợi đã đi đường rừng, đứng trên đồi và ném 2 chai hóa chất xuống ao cá của bị hại.