Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị cách ly khi thẩm phán xét hỏi
Phiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm áp dụng quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử
Hôm nay, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo khác ra xét xử tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản”.
Bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN trả lời HĐXX tại phần kiểm tra căn cước. Ảnh: TTXVN
6h20 sáng, đoàn xe chở bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) xuất hiện tại cổng tòa.
Phiên tòa bắt đầu lúc 8h20 sáng nay. Ngay từ sớm, cổng tòa đã đông người đứng xếp hàng để làm thủ tục vào tòa.
Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị cách ly khi thẩm phán xét hỏi
Xe chở bị cáo xuất hiện tại cổng tòa lúc 6h20. Ảnh: Phạm Hải |
An ninh được kiểm soát nghiêm ngặt. Trong phòng tác nghiệp của báo chí, các phương tiện liên lạc không thể phát huy tác dụng.
Ông Đinh La Thăng được dẫn giải tới phòng xét xử vào sáng nay. Ảnh: Ngọc Thành/VNExpress
Trịnh Xuân Thanh trước cổng TAND Hà Nội sáng 8/1. Ảnh: Tiền phong |
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trả lời HĐXX phần kiểm tra căn cước. Ảnh: TTXVN |
Nhiều nhân viên an ninh liên tục nhắc nhở các phóng viên giữ trật tự.
Phiên tòa diễn ra theo quy định mới, không có vành móng ngựa. Chỗ trước đây đặt vành móng ngựa, được kê chiếc bàn, bên trên có tấm biển: "Bị cáo".
Đoàn xe đưa các bị cáo đến phiên tòa
Chưa đến 7 giờ sáng, 21 chiếc xe cảnh sát đã đi thẳng vào cổng tòa án
Sau khi HĐXX đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, chủ tọa yêu cầu cảnh sát bảo vệ tư pháp mở khóa tay cho các bị cáo.
Xuất hiện tại tòa ở phần kiểm tra căn cước, bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN), Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT PVC), Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN), Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó tổng giám đốc PVN), Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó tổng giám đốc PVN) và các bị cáo khác ăn vận lịch sự.
Ông Đinh La Thăng trước giờ xét xử sáng nay |
8h45, phiên tòa tiếp tục với phần kiểm tra căn cước.
Trong khi HĐXX làm việc, Trịnh Xuân Thanh ngồi nghiên cứu tập hồ sơ.
Ông Trịnh Xuân Giới, bố của bị cáo Trịnh Xuân Thanh đến tham dự phiên tòa |
Luật sư yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng
LS Đinh Anh Tuấn, người bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN) cho biết, ông đã thu thập được thêm tài liệu, chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Thực.
LS Tuấn cho rằng, theo quy định, LS phải cung cấp tài liệu mới thu thập được cho tòa trước ngày xét xử. Nhưng vì đây là vụ án có tiến độ quá nhanh nên LS chưa kịp giao nộp cho thẩm phán. LS mong được hướng dẫn để giao nộp chứng cứ ngay tại phiên tòa.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng đề nghị HĐXX triệu tập thêm 1 người làm chứng đến tòa là ông Hồ Công Kỳ, nguyên Chánh văn phòng PVN.
LS Nguyễn Văn Chiến, người bảo vệ cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh đề nghị: Đây là vụ án lớn, phức tạp, có nhiều lời khai liên quan đến bị cáo, người làm chứng, có ảnh hưởng đến bị cáo nên khi hỏi đến người làm chứng có quyền lợi đối lập nhau, đề nghị HĐXX cho cách ly.
Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh: TTXVN
Lời khai của các bị cáo liên quan đến các quyền lợi đối lập nhau, LS cũng đề nghị cách ly bị cáo khi thẩm vấn.
Ngoài ra, còn một số tài liệu, chứng cứ liên quan đến thân chủ của mình mà LS chưa được sao chụp, ông cũng đề nghị được HĐXX tạo điều kiện để được tiếp cận.
8h55 tòa kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKS công bố bản cáo trạng.
Bị cáo Đinh La Thăng: Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.
Sau đó ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh: Giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng và chi sai mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.
Bị cáo đã đề ra chủ trương cùng cấp dưới lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.
Xe chở bị cáo xuất hiện tại cổng tòa lúc 6h20. Ảnh: Phạm Hải |
HĐXX gồm 5 người: 2 thẩm phán là ông Trương Việt Toàn và Nguyễn Ngọc Huân cùng 3 vị hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân ngồi ghế chủ tọa.
3 người giữ quyền công tố tại phiên tòa là ông Đào Thịnh Cường (Phó viện trưởng VKSND TP Hà Nội), Nguyễn Minh Đồng (kiểm sát viên cao cấp), Nguyễn Mạnh Thường (kiểm sát viên cao cấp). Ngoài ra, VKSND TP Hà Nội bố trí 2 kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa.
Kiểm tra kỹ những người vào phiên tòa |
Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị cách ly khi thẩm phán xét hỏi
Chiều 8/1, phiên tòa xét xử Đinh La Thăng và 21 đồng phạm trọng vụ án xảy ra Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) chuyển sang phần xét hỏi. Bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh được cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn giải về phòng cách ly.
Người đầu tiên được HĐXX thẩm vấn là bị cáo Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC.
Bị cáo Đinh La Thăng (người cầm tập hồ sơ) trong phiên xử sáng 8/1. Ảnh: P.D. |
Theo cơ quan tố tụng, cuối năm 2007, ông Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh từ Tổng công ty Sông Hồng về làm Tổng giám đốc, sau thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVC, để thực hiện mục tiêu xây dựng Tổng công ty này trở thành đơn vị xây lắp chuyên ngành dầu khí hàng đầu Việt Nam.
Gần 2 năm sau, ông Thăng tiếp tục đưa Vũ Đức Thuận từ Tổng công ty Sông Đà về làm Phó tổng giám đốc, sau là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVC.
Mô phỏng phiên tòa không vành móng ngựa xét xử ông Thăng và 21 bị cáo. Đồ họa: Phượng Nguyễn. |
Vũ Đức Thuận là người ký hợp đồng EPC số 33 trái quy định để PVC để được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và 1.132 tỷ đồng trái quy định và tham gia việc quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ trong số tiền tạm ứng này sai mục đích không đưa vào dự án gây thiệt hại hơn 119 tỷ đồng.
Vũ Đức Thuận cùng với Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Thuận được ăn chia 800 triệu đồng và chịu trách nhiệm cùng Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
Phiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm là một trong những phiên tòa đầu tiên mà TAND TP Hà Nội áp dụng quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử theo bộ luật Tố tụng hình sự mới, có hiệu lực từ 1/1/2018.
Theo đó, phiên tòa không vành móng ngựa, đại diện VKS ngồi đối diện các luật sư.
Trong số 22 bị cáo bị đưa ra xét xử có 12 bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" gồm: Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN), Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN), Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN), Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN), Ninh Văn Quỳnh (nguyên kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN), Lê Đình Mậu (nguyên Phó trưởng ban Kế toán và kiểm toán PVN), Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN), Trần Văn Nguyên (nguyên kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2), Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC), Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó tổng giám đốc PVC), Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng PVC), Trương Quốc Dũng (nguyên Phó tổng giám đốc PVC).
Có 8 bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" gồm: Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó tổng giám đốc PVC), Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh văn phòng PVC), Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC), Nguyễn Thành Quỳnh (nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty cổ phần miền Trung – công ty cổ phần Đà Nẵng), Lê Thị Anh Hoa (vợ bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh, Hoa nguyên là Giám đốc công ty TNHH một thành viên Quỳnh Hoa), Nguyễn Đức Hưng (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC), Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng Kinh tế - kế hoạch, Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch), Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch).
2 bị cáo Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận bị truy tố về cả 2 tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
Cáo trạng cho rằng, trong quá trình thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. Ông Thăng còn chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC, để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng. Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng. Thanh là người quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng. Trịnh Xuân Thanh còn đề ra chủ trương cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh (Phó Tổng giám đốc PVC) và Lương Văn Hòa (Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC) lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. |
Theo VietNamNet/Zing
-
Pháp luật16 phút trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật1 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Pháp luật6 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Pháp luật18 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật18 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.
-
Pháp luật19 giờ trướcPhá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo
-
Pháp luật19 giờ trướcCông an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.
-
Pháp luật1 ngày trướcLiên quan đến vụ việc một nam học sinh lớp 12 Trường THPT Quang Trung dùng dao tấn công bạn tại nhà vệ sinh, Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã khởi tố ba học sinh.
-
Pháp luật1 ngày trướcThời điểm công an đột kích, vũ trường New MDM có 143 khách và 80 nhân viên, trong đó 26 khách dương tính với chất ma túy.
-
Pháp luật1 ngày trướcTrong vô số quà tặng gồm tiền và hàng hóa có giá trị tiền tỷ, bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil còn tặng cả nước tương vì đã 'tìm hiểu thói quen, sở thích' của người được tặng.
-
Pháp luật1 ngày trướcSau cuộc nhậu, 2 thanh niên ở Quảng Nam nghĩ rằng mình bị người đi đường 'nhìn đểu' nên đã giở thói côn đồ, dùng dao đâm nạn nhân.
-
Pháp luật1 ngày trướcHiện nay, tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TPHCM do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chuyển và do cá nhân, tổ chức nộp tại Cục trong vụ án Vạn Thịnh Phát là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).
-
Pháp luật1 ngày trướcMột vụ án mạng vừa xảy ra tại Đồng Nai, nạn nhân là thanh niên 30 tuổi đã tử vong sau khi bị đâm trong vụ ẩu đả.
-
Pháp luật1 ngày trướcLợi dụng cả xóm đang tổ chức ngày hội đại đoàn kết, Hợi đã đi đường rừng, đứng trên đồi và ném 2 chai hóa chất xuống ao cá của bị hại.