Vụ thảm án ở Điện Biên: Xử lý như thế nào khi nghi phạm gây án đã tử vong?

Theo quan điểm của Luật sư Cường, trong vụ thảm án mới đây ở Điện Biên nếu không có đồng phạm khác, không có người khác thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án với lý do người phạm tội duy nhất đã chết

Vào sáng 20/6, tại khối Trường Xuân, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên xảy ra vụ án làm chết 3 người, trong đó có một cặp vợ chồng.

Những người tử vong được xác định bao gồm ông Đàm Văn Lực (sinh năm 1963, trú tại khối Trường Xuân, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), ông Nguyễn Khánh Chung (sinh năm 1967), bà Trần Thị Thu (sinh năm 1980 - là vợ của ông Nguyễn Khánh Chung, trú tại khối Tân Giang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên).

Vụ thảm án ở Điện Biên: Xử lý như thế nào khi nghi phạm gây án đã tử vong?-1

Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, nghi phạm sát hại ông Nguyễn Khánh Chung và bà Trần Thị Thu là Đàm Văn Lực. Tuy nhiên, Lực đã tử vong.

Vụ án mạng nghiêm trọng trên hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về việc nghi phạm gây án đã tử vong, cơ quan pháp luật sẽ xử lý vụ án thế nào?

Để giải đáp thắc mắc trên, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật Sư TP Hà Nội).

Luật sư Cường nhận định: Với vụ việc ở Điện Biên, cơ quan điều tra sẽ sớm khởi tố vụ án giết người để tiến hành hoạt động điều tra theo quy định pháp luật.

Đồng thời, sẽ thu thập các dấu vết trên hiện trường, lấy lời khai người làm chứng, khám nghiệm tử thi, thu giữ các hung khí để xác định nguyên nhân, động cơ, hiện biến hành vi của đối tượng và hậu quả xảy ra....

Trong trường hợp kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân mâu thuẫn xuất phát từ nợ nần giữa hai bên, Đàm Văn Lực đã điên cuồng sát hại vợ chồng nạn nhân Nguyễn Khánh Chung rồi tự sát, ngoài ra không có đồng phạm khác, không có người khác thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án với lý do người phạm tội duy nhất đã chết.

Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự thì chỉ được đặt ra nếu người gây án có tài sản.

Trong trường hợp này thì gia đình nạn nhân có quyền yêu cầu kẻ đã sát hại nạn nhân phải bồi thường thiệt hại.

Khi đó, những người thừa kế sẽ phải sử dụng tài sản do đối tượng gây án để lại thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, sau khi thực hiện nghĩa vụ xong nếu còn lại tài sản thì mới chia thừa kế.

Trường hợp kẻ gây án cũng không còn tài sản nào khác thì người bị hại, gia đình của họ không có cơ hội được bồi thường.

Theo Tổ quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://toquoc.vn/vu-tham-an-o-dien-bien-xu-ly-nhu-the-nao-khi-nghi-pham-gay-an-da-tu-vong-8202021672549476.htm

giết người

vụ án mạng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.