Dự án “siêu đại học”Paris-Saclay là câu trả lời cho sự sụt giảm của chất lượng giáo dục đại học vàcao học ở nước này trong nhiều năm qua

Trên những cánh đồng ở phía NamParis (Pháp), hàng tỉ euro đang được đổ vào khuôn viên một trường đại học mới,hiện đại được thiết kế để cạnh tranh với Đại học Harvard, Viện Công nghệMassachusetts (MIT) và Đại học Cambridge trong việc trở thành trường tốt nhấtthế giới.

Dự án 4,4 tỉ euro

Dự án “siêu đại học” Paris-Saclay là câu trả lời của nước Pháp cho sự sụt giảmcủa chất lượng giáo dục đại học và cao học trong nhiều năm qua. Hậu quả làtrường đại học tốt nhất nước này chỉ được xếp thứ 40 trên thế giới trong mộtcuộc khảo sát mới đây. Giờ đây, đất nước này muốn tái hiện sức mạnh của mìnhtrong lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học.

Ông Herve Le Riche, người phụ trách dự án 4,4 tỉ euro tại cao nguyên Saclay, cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là xếp trong 10 trường đại học hàng đầu của thếgiới”.

Pháp xây “siêu đại học”

Trường Đại học Sorbonne nổi tiếng của Pháp và thế giới

Khuôn viên đại học này, cách Paris khoảng 25 km về phía Tây Nam, dự kiếnbắt đầu mở cửa vào năm 2015 như là một nơi tập hợp 23 trường đại học,cao đẳng và viện nghiên cứu hàng đầu. Tại đây, những phòng thí nghiệmmới, giảng đường, ký túc xá sinh viên, cửa hàng và hạ tầng giao thông sẽđược xây dựng. Tất cả nhằm phục vụ cho mục tiêu biến nước Pháp trở thànhđiểm thu hút tài năng khắp thế giới. 

Nhiều trường cao đẳng danh tiếngở Pháp đào tạo ra nhiều nhà khoa học, kỹ sư và nhà quản lý tài giỏi. Tuy nhiên,số trường này thường không có đủ tiềm lực tài chính để duy trì chương trìnhnghiên cứu tiên tiến như các trường đại học giàu có ở Mỹ.

Dự án Paris-Saclay nhằm mục đích kết hợp hoạt động giáo dục đào tạo với nghiêncứu từ những học viện hàng đầu như Ủy ban Năng lượng Hạt nhân Pháp (CEA). Cùnglúc đó, dự án sẽ tận dụng những phát minh sáng tạo từ những công ty lớn trongnước như Thales, tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ ở châu Âu.

Trường đại học của thế kỷ 21

Dự án đầy tham vọng này nhận được sự ủng hộ của nhân vật chủ chốt: Tổng thốngNicolas Sarkozy. Chính phủ của ông đã dành 850 triệu euro cho dự ánParis-Saclay. Anh Cedric Dufour, người đứng đầu một hiệp hội sinh viên ủng hộ dựán Paris-Saclay, nhận định ý tưởng để các trường kỹ thuật hợp tác với việnnghiên cứu, công ty và đại học đánh dấu một thay đổi lớn cho nước Pháp, nơi giớihọc thuật đang bị chia rẽ.

Dufour, một sinh viên 23 tuổi học tại Trường AgroParis Tech, nói: “Đây là lầnđầu tiên chính phủ đầu tư nhiều nguồn tài lực đến thế vào một dự án. Chúng tôicó các kỹ năng để làm được điều gì đó đòi hỏi trình độ cao”.

Một khi đi vào hoạt động, Paris-Saclay dự kiến sẽ đón hơn 31.000 sinh viên và12.000 nhà nghiên cứu làm việc chọn thời gian. Trước mắt, ông Albert Fert, ngườiđoạt giải Nobel Vật lý năm 2007, đã tuyên bố Paris-Saclay là nhà của mình. Ônghiện là người đứng đầu một phòng thí nghiệm được thành lập bởi Trung tâm Nghiêncứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Tập đoàn Thales.

Chưa hết, nơi này cũng có sự hiện diện của những trường nổi tiếng như ViệnNghiên cứu Khoa học cao cấp (IHES), Trường Thương mại cao cấp Paris (HEC Paris),Trường Kỹ sư điện và máy tính Supelec. Ông Le Riche đúc kết: “Chúng tôi đang xâydựng trường đại học của thế kỷ 21. Đó là điều thật sự quan trọng và có ý nghĩa”.

 Theo Phương Võ
Pháp xây “siêu đại học”