Khi Trung Quốc khăngkhăng giải quyết tranh chấp song phương và dường như không "lùi bước" trong việc"áp đặt" các yêu sách của mình, việc Philippines đơn phương yêu cầu thành lậpTòa trọng tài Phụ lục VII để kiện Trung Quốc, qua đó bảo vệ quyền lợi của mìnhcó lẽ là một những bước đi "táo bạo" nhưng "khôn ngoan".

Tháng 7 vừa qua Ngoại trưởngPhilippines Albert del Rosario đã có một số tuyên bố về khả năng giải quyếttranh chấp với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Trường Sa ở Biển Đông bằngcác cơ quan tài phán quốc tế. Trước hết đó là đề nghị về việc Philippines vàTrung Quốc cùng đưa tranh chấp giữa hai nước ra giải quyết trước Tòa án quốctế về luật biển. Sau khi phía Trung Quốc từ chối, khăng khăng giải quyết vấnđề song phương, Ngoại trưởng Philippines lại mạnh bạo khẳng định rằnghọ sẽ sử dụng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm1982 (Công ước Luật biển) cho phép họ có thể đơn phương kiện TrungQuốc. Ngoại trưởng Philippines tuyên bố rằng Philippines muốn sử dụng cơ chếtrọng tài quy định trong Công ước Luật biển để "xác định rõ vùng biển nào cótranh chấp và vùng biển nào không".

Cứ tạm coi rằng Philippinesvà Trung Quốc có yêu sách chính đáng ở Trường Sa, việc phân tích xem làm saoPhilippines có thể kiện Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của mình sẽ là mộtvấn đề thú vị và có thể là bài học cho Việt Nam khi Việt Nam cũng gặp phảinhững sự việc mà như Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam miêu tả là"Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấpthành khu vực tranh chấp".

Để hiểu được Philippines làmthế nào để kiện Trung Quốc, trước hết cần phải trả lời câu hỏi: Philippinesđịnh kiện về điều gì? Khi Philippines vẫn chưa "bật mí" cụ thể về vấn đề nàynhưng lại tỏ ra khá tự tin về sự thành công trong nỗ lực của mình, câu trảlời có lẽ có thể tìm bằng cách xem xét mối quan tâm của Philippines hiện nayở Biển Đông, đối chiếu nó với cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ướcLuật biển và đánh giá triển vọng giải quyết vấn đề.

Sự kiện Bãi Cỏ Rong - mốiquan tâm đặc biệt gần đây của Philippines

Tuyên bố liên quan đến việcsử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển của Ngoạitrưởng Philippines dường như hướng đến những căng thẳng gần đây giữaPhilippines và Trung Quốc xuất phát từ tranh chấp ở quần đảo Trường Sa (màPhilippines còn gọi là Kalayaan hay KIG) bắt đầu bằng sự kiện Bãi Cỏ Rong.Đây là vụ việc vào đầu tháng ba khi hai tàu tuần tra của Trung Quốc xua đuổitàu thăm dò của Anh do Philippines thuê để khảo sát khu vực Bãi Cỏ.Philippines ngay lập tức có phản ứng mạnh mẽ trên thực địa bằng cách pháihai máy bay ra nơi xảy ra sự việc đồng thời cử hai tàu hải quân hộ tống tàukhảo sát trong suốt thời gian còn lại của chuyến khảo sát. Trên phương diệnngoại giao, Philippines cũng gửi công hàm phản đối và cử đại diện sang BắcKinh để "bàn về vấn đề".

Cũng được coi là hệ quả củasự kiện Bãi Cỏ Rong đó là việc đầu tháng 4, Philippines tiếp tục phản đốiTrung Quốc tại Liên hợp quốc liên quan đến bản đồ vẽ đường chín đoạn củaTrung Quốc mà Philippines cho rằng thể hiện các vùng nước liên quan cũng nhưđáy biển và lòng đất dưới đáy biển của quần đảo Trường Sa.

Trong gửi công hàm đến Tổngthư ký Liên hợp quốc, Philippines khẳng định rằng đường chín đoạn do TrungQuốc vẽ không có bất kỳ cơ sở nào theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Côngước Luật biển. Đáp lại, Phái đoàn Trung Quốc cũng gửi Công hàm đến Tổng thưký Liên hợp quốc, khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảoTrường Sa và đặc biệt nhấn mạnh "quần đảo Trường Sa hoàn toàn có lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa" theo quy định của Công ướcLuật biển cũng như các văn bản pháp luật trong nước của Trung Quốc.

Tiếp đó, tại Hội nghị cácquốc gia thành viên Công ước Luật biển lần thứ 21 diễn ra tại New York tháng6 vừa qua, Tổng thư ký Ủy ban các Vấn đề Biển và Đại đương của Philippinesnêu rõ những sự kiện gần đây ở Bãi Cỏ Rong dường như đã mở rộng khái niệmkhu vực tranh chấp ở Biển Đông để gộp cả "những vùng biển và thềm lục địa rõ ràng chỉ thuộc chủ quyền và/hay quyền tài phán của Philippines".

Đối chiếu phát biểu này vớituyên bố của Ngoại trưởng Philippines về việc sử dụng Tòa trọng tài để làmrõ giữa khu vực tranh chấp và khu vực không tranh chấp thì dường Philippinescó ý định để sử dụng Tòa trọng tài để khẳng định Bãi Cỏ Rong là nằm trênthềm lục địa của Philippines, tách biệt với vùng biển liên quan đến quần đảoTrường Sa đang tranh chấp. Điều này là cần thiết khi Bãi Cỏ Rong giờ đã trởthành một vấn đề đặc biệt quan tâm của Philippines do dự đoán khu vực này cótiềm năng lớn về dầu khí.

Tổng thống Philippines gầnđây tuyên bố sẽ làm mọi cách để bảo vệ khu vực này và Philippines thực sựđang nỗ lực mua sắm trang thiết bị để tăng cường tiềm lực quân sự của mình.

Philippines có thể đơn phương kiện Trung Quốc, vì sao?
Tàu hải giám Trung Quốc hoạt động gần bãi Cỏ Rong.

Tuy nhiên, thực tế lànăng lực quân sự của Philippines vẫn được coi là thuộc loại yếu kém nhấttrong khu vực và không thể so sánh với Trung Quốc - quốc gia có tiềm lựcquốc phòng vượt trội trong khu vực. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay,việc sử dụng đến vũ lực chỉ là phương tiện cuối cùng và các biện pháphòa bình để giải quyết tranh chấp luôn là ưu tiên hàng đầu. Chính vìthế, việc sử dụng Tòa trọng tài quy định trong Công ước Luật biển củaPhilippines để giải quyết bất đồng với Trung Quốc là một cách làm khônngoan.

Vấn đề đặt ra đó là thực sựPhilippines có khả năng làm điều này hay không và để trả lời câu hỏi này,cần hiểu qua cơ chế và thủ tục giải quyết tranh chấp trong Công ước Luậtbiển, đặc biệt là về Tòa trọng tài.

Vài nét về cơ chế giảiquyết tranh chấp trong Công ước Luật biển và khả năng áp dụng trong tranhchấp giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông

Cơ chế giải quyết tranhchấp trong Công ước Luật biển được coi là một trong những cơ chế giải quyếttranh chấp tiến bộ nhất và là hình mẫu về cơ chế giải quyết tranh chấp trongcác lĩnh vực chuyên ngành của luật pháp quốc tế. Trước khi xem xét thêm vềcơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển, một điều dường như làhiển nhiên nhưng cần phải nhấn mạnh đó là về nguyên tắc, đối tượngtranh chấp mà cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển áp dụngphải liên quan đến việc giải thích và áp dụng Côngước.

Cơ chế giải quyết tranh chấptrong Công ước Luật biển được quy định tại Phần XV và được cụ thể hóa bằngmột số phụ lục. Phần XV trong Công ước có ba (03) mục, trong đó hai mục đầuquy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp và mục thứ ba quy địnhvề một số ngoại lệ cho việc áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc.

Mục 1 của Phần XV chứa đựngmột số quy định chung về việc giải quyết tranh chấp, trong đó đáng chú ýnhất đó là nghĩa vụ các bên tranh chấp phải "trao đổi ý kiến" về cách thứcgiải quyết tranh chấp (Điều 283). Khi các bên tranh chấp áp dụng các quyđịnh trong Mục 1 mà tranh chấp không được giải quyết thì một bất kỳ một bêntranh chấp nào cũng có thể đơn phương sử dụng thủ tục phù hợp trù định tạiMục 2 để tìm kiếm một phán quyết có giá trị ràng buộc đối với bên kia vềtranh chấp (Điều 286).

Nói cách khác, Công ước quyđịnh tại Mục 2 Phần XV một thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc (với bênkia) và thủ tục này sẽ đưa đến một phán quyết có giá trị ràng buộc và tốihậu đối với cả hai bên tranh chấp (Điều 296). Nhờ có quy định của Mục 2 nàymà phần lớn các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ướcđều sẽ được giải quyết. Đây chính là điểm tiến bộ và được đánh giá cao củaCông ước Luật biển.

Có bốn thủ tục giải quyếttranh chấp bắt buộc (các cơ quan tài phán quốc tế) được trù định tại Điều287, Mục 2 Phần XI của Công ước, đó là: (i) Tòa án quốc tế về Luật biểnthành lập theo Phụ lục VI; (ii) Tòa án công lý quốc tế (cơ quan tư pháp chủyếu của Liên hợp quốc); (iii) một tòa trọng tài quốc tế thành lập theo Phụlục VII (thường gọi là Trọng tài Phụ lục VII) và (iv) một tòa trọng tài đặcbiệt thành lập theo Phụ lục VIII để giải quyết một số loại tranh chấpcụ thể mang tính kỹ thuật.

Để các quốc gia vẫn có sự độclập tương đối trong việc lựa chọn các thủ tục giải quyết tranh chấp, theoquy định của Công ước nếu hai quốc gia thành viên bằng tuyên bố của mình lựachọn cùng một thủ tục trong bốn thủ tục trên thì thủ tục đó sẽ được áp dụngđể giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai quốc gia này.

Tuy nhiên, trong trường hợphai quốc gia tranh chấp lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp khác nhau haytrong trường hợp một hoặc cả hai bên tranh chấp không đưa ra tuyên bố lựachọn thủ tục giải quyết tranh chấp, thì thủ tục Trọng tài Phụ lục VII sẽđược áp dụng như là thủ tục "mặc định" được áp dụng cho tranh chấp giữa haiquốc gia (khoản 3 Điều 287).

Do cả Philippines và TrungQuốc đều không đưa ra tuyên bố về việc lựa chọn thủ tục nào trong bốn thủtục nêu trên, Trọng tài Phụ lục VII sẽ là thủ tục được áp dụng để giải quyếttranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước giữa hai quốcgia này.

Tuy nhiên, không phải tất cảcác tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước đều có thểgiải quyết bằng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc tại Mục 2. Mục 3 PhầnXV của Công ước Luật biển đưa một số các ngoại lệ, hạn chế thẩm quyền củacác cơ quan tài phán quy định tại Điều 287, hay cụ thể ở đây là Trọng tàiPhụ lục VII.

Đáng chú ý trong quan hệtranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông đó là các ngoại lệliệt kê tại Điều 298, cụ thể là việc loại các tranh chấp liên quan đến việcgiải thích và áp dụng các điều 15, 74 và 83 về phân định ranh giới biển rakhỏi phạm vi các đối tượng tranh chấp mà Trọng tài Phụ lục VII có thể thụlý.

Các ngoại lệ theo Điều 298gọi là ngoại lệ "tùy chọn" do các quốc gia được quyền "chọn" xem có gạt cáctranh chấp liệt kê tại Điều này ra khỏi thẩm quyền của các cơ quan tài phánnêu tại Điều 287 hay không. Quyết định của quốc gia thành viên về vấn đề nàysẽ được thể hiện bằng một tuyên bố vào lúc ký, phê chuẩn, gia nhập hay bấtkỳ lúc nào khác (tất nhiên là trước khi có tranh chấp xảy ra).

Năm 2006, Trung Quốc đã ratuyên bố coi tất cả các loại tranh chấp liệt kê trong Điều 298 là ngoại lệ,bao gồm cả tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều 15,74 và 83 về phân định ranh giới biển.

Như vậy, để bảo đảm Tòa trọngtài Phụ lục VII sẽ thụ lý yêu cầu của mình, Philippines cần "thể hiện" tranhchấp với Trung Quốc dưới dạng một tranh chấp liên quan đến việc giải thíchvà áp dụng Công ước nhưng lại không được nằm trong các ngoại lệ mà mà TrungQuốc đã tuyên bố năm 2006.

Tranh chấp nào cho Trọngtài Phụ lục VII và triển vọng?

Như đã trình bày ở trên,dường như mối quan tâm lớn nhất hiện nay của Philippines là tách Bãi CỏRong, mà Philippines cho là nằm trong phạm vi thềm lục địa của mình, khỏiphạm vi vùng biển thuộc Trường Sa. Để xem Philippines có thể vận dụng điềukhoản nào trong Công ước, trước hết cần xem đặc điểm của Bãi Cỏ Rong.

Bãi Cỏ Rong là một bãi chìmvĩnh viễn nằm cách Palawan khoảng 80 hải lý, cách đảo Hải Nam gần 500 hải lývà cách gần điểm nhất của quần đảo Trường Sa khoảng 35-40 hải lý. Do là mộtbãi chìm vĩnh viễn và với khoảng cách như vậy, Bãi Cỏ Rong không thể là đốitượng chiếm hữu riêng biệt để trở thành lãnh thổ quốc gia mà chỉ có thể cóquy chế thềm lục địa của một quốc gia theo Công ước Luật biển. Phạm vi thềmlục địa theo Công ước Luật biển tối thiểu là 200 hải lý và có thể có kéo dàihơn đến rìa ngoài của thềm lục địa nếu rìa ngoài này vượt quá 200 hải lý.Tuy nhiên, với khoảng cách địa lý như trên và với thực tế địa mạo ở BiểnĐông, bãi Cỏ Rong sẽ khó có thể nằm trên thềm lục địa kéo dài từ đảo Hải Namcủa Trung Quốc. Mọi yêu sách của Trung Quốc đối với Bãi Cỏ Rong do vậy chỉcó thể bắt nguồn từ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa. Thựctế, Trung Quốc cũng đã tuyên bố quan điểm của mình cho rằng Trường Sa cóthềm lục địa khi tranh cãi với Philippines về đường chín đoạn tại Liên hợpquốc như đã nói bên trên.

Mặt khác, do khoảng cách từBãi Cỏ Rong đến Palawan ít hơn 200 hải lý nên Bãi Cỏ Rong có thể sẽ là mộtphần thềm lục địa của Philippines nếu như Trường Sa không có thềm lục địa.Như vậy, cách tốt nhất để Philippines bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối vớiBãi Cỏ Rong chính là bác bỏ lập luận của Trung Quốc cho rằng Trường Sa cóthềm lục địa.

Vấn đề Trường Sa có thềm lụcđịa hay không phụ thuộc vào việc giải thích Điều 121 về Quy chế đảo. Điều121 quy định một vùng đất nổi tự nhiên nhưng không thể cho người đến ở hoặckhông có đời sống kinh tế riêng thì sẽ bị coi là "đá" không có thềm lục địa(khoản 3). Các vùng đất nổi tự nhiên không phải là "đá" sẽ là "đảo" và sẽ cóthềm lục địa riêng của mình (khoản 2).

Như vậy, với việc Trung Quốcđã công khai quan điểm của mình là Trường Sa có thềm lục địa - tức là có"đảo" ở đó, Philippines hoàn toàn có thể "tạo" một tranh chấp với Trung Quốcbằng một tuyên bố ngược lại, cho rằng Trường Sa chỉ toàn "đá". GiữaPhilippines và Trung Quốc như vậy sẽ nảy sinh một tranh chấp liên quan đếnviệc giải thích và áp dụng Điều 121 với Trường Sa và Philippines có thể đơn phương yêu cầu thành lập Tòa trọng tài Phụ lục VII để giải quyếttranh chấp với Trung Quốc.

Do tranh chấp về Điều 121không nằm trong các ngoại lệ tại Mục 3, Tòa trọng tài Phụ lục VII hoàn toàncó thẩm quyền để thụ lý vụ việc do Philippines đưa ra và sẽ ra phán quyết cógiá trị ràng buộc với Philippines và Trung Quốc về vấn đề điều Điều 121 đượcgiải thích và áp dụng ở Trường Sa như thế nào.

Nếu Tòa trọng tài đồng ý vớiPhilippines cho rằng ở Trường Sa không có "đảo" mà chỉ có "đá" thì phánquyết của Tòa sẽ xóa bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc về thềm lục địa ở TrườngSa.

Nói cách khác, Tòa trọng tàisẽ "gián tiếp" khẳng định Bãi Cỏ Rong thuộc thềm lục địa của Philippines. Cólẽ, đây chính là điều Ngoại trưởng Philippines ngụ ý khi tuyên bố yêu cầuTòa trọng tài xác định đâu là khu vực tranh chấp và đâu là khu vực khôngtranh chấp.

Tuy nhiên, việc đưa tranhchấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 121 đối với Trường Sacũng không phải là không có rủi ro. Định nghĩa về "đá" theo tiêu chuẩn "chophép con người đến ở" hoặc "có đời sống kinh tế riêng" tại Điều 121 vốn nổitiếng là "khó hiểu" và có nhiều cách giải thích khác nhau.

Thực tế, trong khi chưa cómột án lệ nào về việc giải thích và áp dụng Điều 121 thì các thẩm phán Tòaán quốc tế về luật biển trong các ý kiến riêng của mình đã áp dụng điềukhoản này một cách khác nhau đối với cùng một cấu trúc địa lý. Ngay đối vớiquần đảo Trường Sa, các học giả cũng có quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Trong trường hợp Philippineskhông thành công trong việc chứng minh rằng ở Trường Sa không có "đảo" màchỉ có "đá" thì phán quyết ràng buộc của Tòa trọng tài về việc "đảo" ởTrường Sa có thềm lục địa riêng cũng có nghĩa là sẽ có thể có vùng thềm lụcđịa chồng lấn tạo bởi một bên là Trường Sa và một bên là bờ biển Philippinesvà vùng chồng lấn này sẽ bao trùm lên Bãi Cỏ Rong. Trong trường hợp này, đểkhẳng định dứt khoát Bãi Cỏ Rong là thuộc về mình (Philippines), Philippinessẽ lại phải yêu cầu tòa phân định vùng chồng lấn này.

Nhưng để làm việc này thì Tòatrọng tài sẽ phải áp dụng các nguyên tắc phân định biển. Tranh chấp giữaPhilippines và Trung Quốc lúc này sẽ có liên quan đến việc giải thích và ápdụng các Điều 15, 74 và 83 của Công ước và Tuyên bố của Trung Quốc theo Điều298 năm 2006 sẽ "phát huy tác dụng", ngăn cản Tòa trọng tài tiếp tục thụ lývụ việc. Như vậy sẽ không thể có sự phân định rạch ròi giữa một bên là thềmlục địa của Philippines và một bên là thềm lục địa của Trường Sa và Bãi CỏRong sẽ trở thành khu vực tranh chấp, dù là tạm thời.

Một điểm cũng đáng quan tâmđó thái độ của Trung Quốc sẽ như thế nào khi Philippines yêu cầu thành lậpTòa trọng tài Phụ lục VII. Ở đây có thể thấy là Phụ lục VII của Công ước quyđịnh khá chặt chẽ và đầy đủ về các vấn đề thủ tục, bảo đảm một Tòa trọng tàichắc chắn sẽ được thành lập nếu một bên tranh chấp có yêu cầu.

Cụ thể, Phụ lục quy định rằngtrong trường hợp một bên không chỉ định trọng tài hay các bên không đạt đượcthỏa thuận về trọng tài tham gia Tòa thì Chánh án Tòa án quốc tế về luậtbiển sẽ là người chỉ định trọng tài viên thay cho các quốc gia (Điều 3 Phụlục VII). Đặc biệt, ngay cả trong trường hợp một bên tranh chấp thiếu hợptác, thì theo Điều 9 của Phụ lục VII, Tòa trọng tài vẫn sẽ ra phán quyếtngay cả khi một bên tranh chấp không tham gia tranh tụng.

Trước những quy định chặt chẽnhư vậy, có lẽ việc bất hợp tác trong quá trình chỉ định trọng tài hay tốtụng sẽ không đem lại lợi ích gì cho bên bị kiện. Vì thế, dường như khả năngnhiều đó là Trung Quốc sẽ khôn ngoan "tỏ thiện chí" bằng cách tham gia vàoquá trình thành lập Tòa trọng tài cũng như trong suốt quá trình tố tụng đểbảo vệ quan điểm của mình.

Nhìn người lại ngẫm đếnta?

Khi mà Trung Quốc khăng khănggiải quyết tranh chấp song phương và dường như không "lùi bước" trong việc"áp đặt" các yêu sách của mình, việc Philippines đơn phương yêu cầu thànhlập Tòa trọng tài Phụ lục VII để kiện Trung Quốc, qua đó bảo vệ quyền lợicủa mình có lẽ là một những bước đi "táo bạo" nhưng "khôn ngoan".

Khi mà tương quan lực lượnggiữa hai nước chênh lệch đáng kể thì việc bên yếu hơn viện dẫn đến luật phápquốc tế để tìm công lý là điều không tránh khỏi. Philippines dường như cũngđã đáp ứng các nghĩa vụ thủ tục trước khi thành lập Tòa trọng tài Phụ lụcVII quy định tại Mục 1, cụ thể là "nghĩa vụ trao đổi quan điểm" thông quaviệc cử đoàn sang đàm phán với Trung Quốc sau sự kiện Bãi Cỏ Rong cũng nhưbằng chính việc Ngoại trưởng Philippines đề nghị với người đồng nhiệm TrungQuốc về việc sử dụng Tòa án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp.

Qua việc phân tích cơ chếgiải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển cũng như bối cảnh tranh chấpở Biển Đông, có thể thấy đối tượng tranh chấp phù hợp nhất mà Philippines cóthể mang ra trước Tòa trọng tài Phụ lục VII chính là tranh chấp liên quanđến việc giải thích và áp dụng Điều 121 về Quy chế đảo đối với Trường Sa.Một phán quyết ràng buộc của Tòa trọng tài về việc ở Trường Sa không có đảovà do đó không có thềm lục địa sẽ giải quyết được mối quan tâm hiện nay củaPhilippines đối với Bãi Cỏ Rong hay những bãi ngầm mà Philippines cho rằngnằm trong phạm vi thềm lục địa của họ.

Tuy nhiên, việc Philippinessử dụng Tòa trọng tài Phụ lục VII để giải thích và áp dụng Điều 121 đối vớiTrường Sa không phải là không có rủi ro khi mà chưa có một án lệ nào về điềukhoản này cũng như quan điểm của các luật gia còn khác nhau.

Dù gì đi chăng nữa, hiện nayTrung Quốc vẫn đang duy trì yêu sách là các đảo ở Trường Sa có vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa. Một phán quyết của Tòa trọng tài bất lợi choPhilippines, cho rằng ở Trường Sa có một hoặc một số "đảo" vẫn không nhấtthiết là điều xấu, ít nhất nó không làm cho tình hình xấu hơn hiện nay.

Ngược lại, một câu trả lờicho câu hỏi "Yêu sách của Trung Quốc đúng hay sai?" và qua đó giúp nội bộPhilippines hiểu được ở Biển Đông họ có cái gì, chưa có cái gì và thậm chícó thể không có cái gì thực sự là rất cần thiết. Nó sẽ xóa tan sự "mơ hồ" vềpháp lý như hiện nay liên quan đến yêu sách của Trung Quốc.

Hơn nữa, việc chưa có một ánlệ nào về việc giải thích và áp dụng Điều 121 cũng là một cơ hội nếuPhilippines có sự đầu tư thích đáng cho vấn đề này để xây dựng những lậpluận thuyết phục về việc nên giải thích và áp dụng Điều 121 ở Trường Sa nhưthế nào trước Tòa.

Với Việt Nam, vùng thềm lụcđịa phía Đông Nam của Việt Nam, nơi cách xa đảo Hải Nam của Trung Quốc, cũngđang bị Trung Quốc yêu sách như đã thấy ở Vụ Vikking II và không loại trừkhả năng Trung Quốc cũng đưa yêu sách đối với khu vực này trên cơ sở yêusách về thềm lục địa từ Trường Sa.

Nếu như vậy, những bước đi vàviệc sử dụng thủ tục Trọng tài Phụ lục VII của Philippines để bảo vệ yêusách của họ ở Bãi Cỏ Rong là điều đáng để suy ngẫm và có thể là bài học đểViệt Nam nghiên cứu áp dụng trong nỗ lực bảo vệ quyền lợi chính đáng đối vớivùng thềm lục địa phía Đông Nam của mình.

Phân tích trên cũng cho thấy,nếu Philippines quyết tâm kiện Trung Quốc về việc giải thích và ápdụng Điều 121 đối với Trường Sa thì khả năng Tòa trọng tài Phụ lục VII đượcthành lập là rất cao và sẽ sớm có phán quyết về việc áp dụng Điều 121 thếnào ở Trường Sa.

Tuy về nguyên tắc, một phánquyết của cơ quan tài phán quốc tế chỉ có giá trị đối với các bên tranh chấpvà như vậy phán quyết của Tòa trọng tài Phụ lục VII do Philippines yêu cầuthành lập chỉ ràng buộc Philippines và Trung Quốc. Tuy nhiên, là một bên cóyêu sách về chủ quyền ở Trường Sa, một phán quyết về việc ở Trường Sa có đảohay không rõ ràng có liên quan đến lợi ích của Việt Nam.

Hơn nữa, ngay cả khi phánquyết của Tòa trọng tài không có giá trị ràng buộc đối với Việt Nam, ý kiếncủa các trọng tài viên - các luật gia có uy tín trong lĩnh vực luật biển -về việc ở Trường Sa có "đảo" hay chỉ toàn "đá" không thể nói là không có tácđộng đối với yêu sách về biển và thềm lục địa của các nước ven Biển Đông.

Việt Nam sẽ tham gia thế nàotrong một tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc để bảo vệ lợi ích củamình? Ngoài Việt Nam, Brunei và Malaysia cũng có yêu sách đối với Trường Sa.Hai quốc gia này cùng với Indonesia cũng là các quốc gia đối diện với TrườngSa nên việc vùng biển của họ cũng phụ thuộc vào việc Trường Sa có thềm lụcđia hay không. Với lợi ích như vậy, phản ứng của các quốc gia này sẽ như thếnào khi một Tòa trọng tài Phụ lục VII được thành lập?

Hơn nữa, do phạm vi yêu sáchcủa Philippines không bao trùm toàn bộ Trường Sa, các bên sẽ phải làm gì đểphán quyết của Tòa trọng tài bao trùm lên tất cả các vị trí địa lý tranhchấp ở Biển Đông? Đây là những câu hỏi quan trọng, cần nghiên cứu nghiêm túcvà có thể là chủ đề thích hợp cho một hoặc nhiều bài một bài viết riêng. Xinhẹn dịp khác!

Theo Tuanvietnam