Có ba món đặc sản làm nên nétđộc đáo và quyến rũ của ẩm thực Gia Lai là cà phê, măng khô và tất nhiên, khôngthể không kể đến món phở khô - "món ruột" của người dân phố núi.
>>
>>
>>
Dù có nhiều điểm khác biệt vớimón phở Bắc vốn được xem là quốc hồn quốc túy cả trong cách chế biến lẫn thưởngthức, nhưng phở khô có một sức hấp dẫn riêng, không chỉ để thương để nhớ chonhững người Gia Lai xa xứ mà còn khiến du khách đến đây ăn qua một lần rồi lưuluyến mãi.
Độc đáo "phở hai tô"
Một "thổ địa" tại Pleiku đưachúng tôi đến quán phở Hồng trên đường Nguyễn Văn Trỗi - nơi tô phở có giá 22ngàn đồng, thuộc hàng đắt đỏ nhất tại phố núi này. Tuy đắt nhưng quán Hồng lúcnào cũng tấp nập khách ra vào, nếu phải đứng đợi một lúc để "xí bàn" thì cũng là"chuyện thường ngày ở huyện".
Bù lại, được thưởng thức những sợi phở khô hươngvị đậm đà đựng trong những chiếc tô sứ trắng ngần cùng với đĩa giá trụng, rauthơm, ngò gai được nhặt rửa sạch sẽ cũng đủ làm dịu lòng những thực khách khótính nhất. Đến Pleiku, ngoài địa chỉ này, du khách còn có thể tìm đến các quánphở ngon nổi tiếng khác như Tàu Lí (đường Trần Phú), Ngọc Linh (đường Sư VạnHạnh), Ngọc Sơn (đường Hùng Vương)...
Phở khô là tên gọi của người địaphương, nhưng với nhiều du khách từ các nơi khác đến, món ăn này là một sự kếthợp độc đáo giữa hủ tiếu nam vang và... phở bò. Những ai lần đầu tiên thưởngthức món phở khô của người dân nơi phố núi thường không khỏi ngạc nhiên trước sự"hoành tráng" của món ăn này.
Món phở khô được dọn lên gồm một tô bánh phở, mộttô súp, đĩa rau sống nhiều loại đầy vun và một chén tương đậu thơm phức. Có lẽvì vậy mà nhiều người còn gọi món ăn này với một cái tên khác, nôm na, dễ thươngmà rất gợi hình là "phở hai tô".
Sợi phở khô khá đặc biệt, dù đượclàm từ bột gạo nhưng không mềm và dẹp như bánh phở thông thường mà có dáng tròn,mảnh và hơi dai. Nhờ vậy mà khi trộn đều lên, sợi phở rất dễ thấm gia vị nhưngkhông bị nát. Làm thế nào để sợi phở vừa đủ mềm, vừa đủ dai cho đến nay dườngnhư vẫn còn là bí quyết riêng của người dân phố núi, nên các quán phở khô ở SàiGòn thường mua sợi phở từ Gia Lai chuyển xuống mỗi ngày.
Sợi phở khô được trụngsơ rồi trộn với thịt bằm, tỏi, hành phi và tóp mỡ. Tuy nhiên, tô phở sẽ hấp dẫnhơn nếu cho thêm ít tương pha ớt bằm (tương hột giã nhuyễn) để có chút vị mằnmặn, beo béo, cay cay. Nước dùng đi kèm tuy không trong veo như món phở ở cácđịa phương khác nhưng có mùi thơm và vị ngọt đậm đà của thịt bò xắt mỏng.
Phở khô "xuống núi"
Có thể nói, hiếm có món ăn nàokết hợp cùng lúc cả thịt bò lẫn thịt heo nhuần nhị như món phở khô. Thịt heođược băm nhuyễn, xào qua với hành phi thơm phức, rắc lên trên bề mặt bánh trôngthật hấp dẫn. Phải chọn thịt ba chỉ để khi băm nhuyễn có cả nạc cả mỡ ăn thấydai dai, beo béo, ngon mà không ngán.
Trong khi đó, thịt bò được xắt thành từnglát mỏng cho vào tô nước dùng. Nước dùng trong món phở khô không trong veo nhưmón phở của các địa phương khác nhưng đậm đà và ngọt lạ nhờ những lát thịt bònon hoặc thịt bê được chọn kỹ, mềm và rất tươi ngon. Từ khi món phở khô "xuốngnúi", đến Sài Gòn, người ta đã làm nên những biến tấu mới. Tô nước súp không chỉcó thịt bò non xắt mỏng mà tùy theo sở thích từng thực khách còn có thêm bò viêndai dai, sừn sựt và gân bò giòn giòn.
Với món phở khô độc đáo của ngườiGia Lai, thực khách không chỉ là người thưởng thức mà đồng thời cũng là ngườichế biến. Thưởng thức món đặc sản của phố núi, dù có là người bận rộn đến mấycũng không ai cho cả tô nước súp vào bánh phở để "đánh nhanh rút gọn", bởi cáingon không chỉ nằm ở hương vị của món ăn mà còn ở cái cách tự mình hí hoáy vừatrộn vừa nếm cho đến khi vừa miệng rồi từ từ nhấm nháp.
Gắp một đũa bánh phở đãtrộn đều với tương đậu cho vào miệng, cảm nhận vị béo của bánh, vị bùi bùi, mằnmặn của tương đậu, thêm một ít xà lách, húng quế để thấy cái tươi non và vị thethe tan nơi đầu lưỡi. Sì sụp húp một muỗng nước súp nóng hổi, thơm phức và tậnhưởng vị ngọt của miếng thịt bò non vừa chín tới thì quả không còn gì bằng. Mộtchút kiểu cách, một chút từ tốn, thong dong, đó là cách người sành ăn thưởngthức món ngon phố núi.
Theo Cúc Phương
Món Ngon Việt Nam