Casu marzu được biết tới là món pho mát truyền thống vùng Sardinia (Ý). Tên của nó nghĩa là ''pho mát hỏng''.
Để làm pho mát Casu marzu, trước tiên phải làm pho mát Pecorino. Và tạo ra loại pho mát này cần phải có sữa cừu. Người nông dân thường vắt sữa cừu bằng tay 2 lần mỗi ngày. Sau khi đun sôi sữa cừu trên bếp, họ bắc ra rồi khuấy đều. Bước tiếp theo là đặt pho mát vẫn còn vụn vào khuôn để tạo hình.
Khi đã làm được Pecorino, người nông dân ngâm pho mát trong nước muối, hun khói, rồi để cho chín trong hầm ủ tại trung tâm Sardinia. Sau đó, bỏ một phần vỏ pho mát, đem phơi trong 2 đến 3 tháng để ruồi Piophila (loại ruồi khoái pho mát vùng Sardinia) đẻ trứng vào trong.
Sau khi trứng nở thành giòi, những con giòi bắt đầu ăn miếng pho mát. Enzim từ hệ thống tiêu hóa của con giòi phá vỡ lượng chất mỡ của miếng pho mát và đẩy nhanh tiến trình lên men. Miếng pho mát trở nên mềm hơn và xuất hiện chất lỏng thấm ra ngoài (theo tiếng Sardian là lagrima hay còn gọi là “nước mắt”). Kết quả thu được là những con giòi có hình dạng rõ ràng, rỉ nước, hơi trong suốt và có mùi thối rữa. Những con con giòi này dài khoảng 8 mm, thậm chí khi bị đụng vào chúng có thể dài đến 15 cm.
Đây chính là mà chúng ta có thể ăn miếng pho mát. Pho mát có giòi đã được làm theo cách tương tự như vậy từ hơn 25 năm trước và công thức chế biến thì đã có từ hàng ngàn năm. Phương pháp làm món ăn truyền thống này được giải thích cặn kẽ trong thông báo chính thức của chính quyền địa phương.
Những người muốn thưởng thức loại pho mát này sẽ được cảnh báo trước khi ăn về các nguy cơ dị ứng có thể xảy ra (bao gồm ngứa, người nóng bừng bừng, nổi mẩn đỏ trên da trong mấy ngày), Casu Marzu còn gây ra nguy cơ sán dạ dày và nhiễm ấu trùng đường ruột.
Theo Clip.vn
Khi đã làm được Pecorino, người nông dân ngâm pho mát trong nước muối, hun khói, rồi để cho chín trong hầm ủ tại trung tâm Sardinia. Sau đó, bỏ một phần vỏ pho mát, đem phơi trong 2 đến 3 tháng để ruồi Piophila (loại ruồi khoái pho mát vùng Sardinia) đẻ trứng vào trong.
Sau khi trứng nở thành giòi, những con giòi bắt đầu ăn miếng pho mát. Enzim từ hệ thống tiêu hóa của con giòi phá vỡ lượng chất mỡ của miếng pho mát và đẩy nhanh tiến trình lên men. Miếng pho mát trở nên mềm hơn và xuất hiện chất lỏng thấm ra ngoài (theo tiếng Sardian là lagrima hay còn gọi là “nước mắt”). Kết quả thu được là những con giòi có hình dạng rõ ràng, rỉ nước, hơi trong suốt và có mùi thối rữa. Những con con giòi này dài khoảng 8 mm, thậm chí khi bị đụng vào chúng có thể dài đến 15 cm.
Đây chính là mà chúng ta có thể ăn miếng pho mát. Pho mát có giòi đã được làm theo cách tương tự như vậy từ hơn 25 năm trước và công thức chế biến thì đã có từ hàng ngàn năm. Phương pháp làm món ăn truyền thống này được giải thích cặn kẽ trong thông báo chính thức của chính quyền địa phương.
Những người muốn thưởng thức loại pho mát này sẽ được cảnh báo trước khi ăn về các nguy cơ dị ứng có thể xảy ra (bao gồm ngứa, người nóng bừng bừng, nổi mẩn đỏ trên da trong mấy ngày), Casu Marzu còn gây ra nguy cơ sán dạ dày và nhiễm ấu trùng đường ruột.
Theo Clip.vn