Khi Trung Quốc chuẩnbị thử nghiệm trên biển tàu sân bay đầu tiên, các nhà phân tích nước ngoàisẽ quan sát xem Hải quân nước này đưa dự án phô diễn sức mạnh nhanh chóng đivào hoạt động như thế nào.

Có thể vận hành nó hoàntoàn không đơn giản. Số ít các nước có tàu sân bay phải mất nhiều năm đểhọc cách vận hành chúng.

Hơn thế nữa, tàu sân baythời Liên Xô mang tên Varyag mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1998,dù được tân trang nhưng vẫn mang các hạn chế trong thiết kế. Tàu Varyagsử dụng thiết kế kiểu nhảy cầu và thiếu một hệ thống máy phóng máy baylàm hạn chế tải trọng (như trang bị vũ khí và nhiên liệu).

Phạm vi hoạt động của nócũng sẽ bị hạn chế vì Varyag không thể đảm bảo khả năng tiếp dầu để mởrộng khoảng cách cho các máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay. Nócũng không thể mang theo các máy bay cảnh báo sớm, mà chỉ có thể sử dụngtrực thăng, một chọn lựa ít hiệu quả.

Phô trương sức mạnh biển, TQ muốn
Tàu tuần tra hàng hải mang tên Hải tuần 31 của Trung Quốc Ảnh: phnewsnetwork.

Máy bay ném bom chiến đấudùng cho tàu sân bay của quân đội Trung Quốc là J-15 – được cho là phiênbản của Sukhoi Su-33, Nga. Dù J-15 được mệnh danh là “Cá mập bay”, thìphi đội trên tàu sân bay “không có bước nhảy vọt”, theo hai nhà phântích Mỹ là Gabe Collins và Andrew Erickson.

Viết trên Diplomatngày 23/6, họ cho rằng, việc sắp hạ thủy Varyag ""tuy vậy cũng làmdấy lên lo lắng trong khu vực vì nó thể hiện sự tiến bộ nhanh chóng vềnăng lực hàng không của hải quân Trung Quốc và quyết tâm của Trung Quốckhi mở rộng hiện diện ở các vùng biển trong khu vực"". Hai nhà phân tíchnhấn mạnh, với trang bị hệ thống tên lửa hiện đại, tàu sân bay mang theoJ-15 có thể đe dọa các mục tiêu trên biển ở khoảng cách 500 km.

Nếu Varyag và sau đó làmột lớp các tàu sân bay mới xây dựng ở Trung Quốc được triển khai ở biểnĐông cùng với hạm đội tàu chiến và tàu ngầm hộ tống, thì khả năng củaTrung Quốc trong việc gây sức ép với tuyên bố chủ quyền để kiểm soát hầuhết trái tim hàng hải của Đông Nam Á sẽ được tăng cường mạnh mẽ.

Trung Quốc chiếm ưu thếsức mạnh hải quân trong khu vực dù còn tụt hậu sau Mỹ. Trong khi đó Mỹđang gia tăng hợp tác chặt chẽ với lực lượng hải quân, phòng vệ bờ biểncủa Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc Australia và các quốc gia châu Á – TháiBình Dương khác để đối phó với các lực lượng Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu chỉ tậptrung vào việc Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân sự có thể quênđi một xu thế khác khá quan trọng. Đó là Bắc Kinh đang gia tăng sức mạnhhàng hải, trong ngắn hạn, tại các vùng biển tranh chấp ở biển Đông vàbiển Hoa Đông. Trung Quốc mở rộng nhanh chóng các cơ quan thực thi phápluật hàng hải và phối hợp các cơ quan nay như một cánh tay của chínhsách quốc gia, hỗ trợ lực lượng hải quân.

Đầu tháng này, báo chíTrung Quốc đưa tin về những kế hoạch gia thúc đẩy lực lượng Hải giámTrung Quốc – một cơ quan bán quân sự thực thi các chính sách ở những khuvực mà Trung Quốc tuyên bố thuộc thẩm quyền của họ tại biển Đông dù cótranh chấp với những quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Malaysiavà Brunei.

Lực lượng này sẽ đượctăng thêm 16 máy bay và 350 tàu vào năm 2015, tăng số lượng nhân sự từ9.000 người – chủ yếu là lính hải quân cũ – lên 15.000 người vào năm2020. Số lượng các tàu tuần tra cũng sẽ tăng tới 520 tàu vào năm 2020.

Phần lớn các tàu trênđược cho là sẽ triển khai ở biển Đông và biển Hoa Đông – vùng biển màTrung Quốc và Nhật Bản có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các đảo, vùngđánh bắt cá và trữ lượng dầu khí đáy biển. Hiện tại, hạm đội Hải giámTrung Quốc chỉ có 13 tàu tuần tra, hai máy bay và một trực thăng. Nhưngmột cơ quan thực thi luật hàng hải khác của Trung Quốc cũng có các hạmđội góp phần thực thi các lệnh cấm đánh bắt cá, thăm dò dầu khí ở nhữngvùng mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền – chiếm tới khoảng 80% biển Đông.

Trong số này có Cục Antoàn Hàng hải Trung Quốc. Đây là cơ quan điều động một trong những tàulớn nhất, hiện đại nhất tới Singapore đúng vào thời điểm căng thẳng biểnĐông gia tăng khi các quốc gia Đông Nam Á lên tiếng phản đối hành độngcủa các tàu Trung Quốc tại những khu vực mà các nước này tuyên bố chủquyền ở biển Đông.

Theo Đài phát thanhquốc tế Trung Quốc, Hải tuần 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiệnđại nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trựcthăng, kho chứa máy bay và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khảnăng di chuyển 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.

Các quan chức Mỹ và châuÁ cho rằng, một diễn biến quan trọng khác là chương trình tổ chức lựclượng dân quân hàng hải của Hải quân Trung Quốc từ các đội tàu đánhbắt. 

Tiến sĩ Erickson, chuyêngia nghiên cứu Trung Quốc ở Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, ôngkết luận rằng, Trung Quốc “không muốn bắt đầu một cuộc chiến, mà thiênvề vận dụng sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của mình để ‘chiến thắng màkhông cần chiến đấu’ thông qua việc ngăn chặn những hành động mà họ coilà gây hại tới các lợi ích cốt lõi”.

Trong vài năm qua, cáctàu cá Trung Quốc cùng tham gia sứ mệnh tuần tra từ các cơ quan thực thiluật pháp hàng hải kiểu như phối hợp hành động quấy nhiễu các tàu đo đạcMỹ cũng như tàu thăm dò dầu khí của các nước Đông Nam Á ở biển Đông, hay“gây gổ” với tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản ở biểnHoa Đông.

Các chiến thuật này gâykhó khăn trong việc đổ trách nhiệm cho Hải quân Trung Quốc nhưng nó thựcsự khiêu khích và không có lợi cho nỗ lực duy trì hòa bình trong khuvực.


Theo Thái An
 Vietnamnet