Từ đầu năm đến nay, lần lượt cácđịa phương xuất hiện bệnh nhân bị tiêu chảy cấp nguy hiểm nguyên nhân do phẩykhuẩn tả là Hà Nội, An Giang, TP HCM, Hải Dương, Bắc Ninh. Bộ Y tế nhận định đếnthời điểm này, tình hình dịch tả ở Việt Nam chưa được gọi là vụ dịch tả mà mớidừng ở các ổ dịch nhỏ lẻ.
|
Thức ăn đường phố - nguồn lây nhiễm bệnh tả khó kiểm soát |
Theo các chuyên gia y tế, ở thànhthị, nguy cơ bùng phát dịch thông qua thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Còn ở khuvực nông thôn, mầm bệnh có thể lây lan thông qua nguồn nước nhiễm bệnh từ nhàtiêu không hợp vệ sinh.
Trong việc điều trị bệnh tả, bácsĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó viện trưởng - Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đớiquốc gia cho biết, việc phát hiện triệu chứng và điều trị cho bệnh nhân khôngkhó, nhưng điều quan trọng là bệnh nhân phải đến viện kịp thời để cấp cứu vàtruyền nước.
Vi khuẩn gây bệnh tả có thể sốngtrong nước cả tuần và khi trôi theo dòng nước có thể phát tán khắp mọi nơi. Đặcbiệt, vi khuẩn này còn sống được trong cả nguồn nước lợ và nước mặn ở các vùngcửa sông, ven biển.
Vi khuẩn gây bệnh tả phát triển ởnhiệt độ bình thường. Vi khuẩn tả chỉ chết nhanh trong môi trường có axit, chấtsát trùng và chỉ tồn tại 10 phút ở nhiệt độ 550C.
|
Theo Quang Hạnh