Phụ gia giúp thực phẩm có màu sắc đẹp, mùi vị đặc sắc, ngon miệng hơn. Tuy nhiên, phụ gia thực phẩm lại gây hại cho sức khỏe nếu người dùng mù mờ về nó.
Hiện có không ít các
cơ sở sản xuất bún, bánh phở mà muốn mua các chất tạo rắn, giòn, dai
hoặc là muốn mua chất tạo màu, tạo ngọt... đều có thể tìm đến chợ Kim
Biên, TP.HCM. Những người kinh doanh (KD) hóa chất ở đây cho biết, hóa
chất gì đến chợ Kim Biên cũng có. Từ các loại hóa chất dùng trong công
nghiệp, hóa chất dùng trong thực phẩm đến kể cả hóa chất độc hại bị cấm.
Mặt hàng hương liệu, phụ gia thực phẩm ở đây cũng rất phong phú, đa
dạng.
![]() |
Mua bán phụ gia thực phẩm cần được quản lý chặt chẽ. |
Cần phối hợp liên ngành
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công Thương) cho rằng, không thể có đủ lực lượng cán bộ đi đến từng gian hàng ở chợ để kiểm tra từng miếng thịt, hộp kẹo mà phải có sự chung tay của cả cộng đồng. "Tôi không nghĩ người bán sản phẩm vô lương tâm đến mức dù biết tác hại của phụ gia thực phẩm độc hại nhưng vẫn cố tình sử dụng. Quan trọng là chúng ta phải tuyên truyền cho họ hiểu", ông Cường nói.
Theo Luật An toàn thực phẩm, ngành y tế được giao chức năng quản lý chất phụ gia thực phẩm, nhưng muốn quản lý được chặt chẽ chất này từ đầu vào (trồng trọt, chăn nuôi) đến đầu ra (chế biến thành thực phẩm) cần có sự phối hợp liên ngành: Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Cảnh sát môi trường. Để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở KD thực phẩm, Hà Nội đã cấp cho tất cả các xã, phường bộ test thử nhanh để phục vụ mục đích kiểm tra ATVSTP trên địa bàn. Bộ test này có thể phát hiện được bằng định tính chất hàn the, folmaldehyde, giấm, phẩm màu công nghiệp có trong thực phẩm. Những mẫu thực phẩm nghi ngờ sẽ được chuyển đến các labo được cấp phép để kiểm nghiệm lại.
Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất, KD thực phẩm vì mục tiêu lợi nhuận đã cố tình sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng và chủng loại cho phép, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo SKDS