China Post thừa nhận việc đăng tải hình ảnh củabáo giới phải tuân thủ nguyên tắc tránh phản cảm nhưng khẳng định, việc pháttán những bức hình về cái chết của Gaddafi là hoàn toàn hợp lý vì có mụcđích chính đáng.

Hình ảnh những giây phútcuối đời thảm hại của cựu Tổng thống Libya tràn ngập trên các phươngtiện truyền thông tuần qua khiến nhiều người xem bình luận về tính bấtnhân trong cái chết này cũng như làm dấy lên cuộc tranh luận về việcliệu báo giới có nên phát tán những bức ảnh đẫm máu và thảm thương này.

Theo China Post,rõ ràng câu chuyện ở đây không phải là có nên đăng tải những bức ảnh đóhay không bởi lâu nay người ta đã quen với việc giới truyền thông dùngmáu và sex để gây sốc, thu hút dư luận. Vấn đề đáng bàn cãi chính làviệc công bố hình ảnh đầy bạo lực về giây phút cuối đời của những cựulãnh đạo như Saddam Hussein và Gaddafi có phù hợp với nguyên tắc báo chíhay không.

Trước tiên cần phải làmrõ rằng, thực tế những bức ảnh đẫm máu về cái chết của ông Gaddafi khôngphải tác phẩm của báo giới mà là do một nhân chứng ghi lại bằng điệnthoại rồi đăng tải lên mạng, sau đó các báo đua nhau lấy lại.

Phương Tây thanh minh việc công bố hình ảnh Gaddafi đẫm máu?
China Post cho rằng, việc công bố hình ảnh cái chết của Gaddafi là hợp lý.

Dẫu vậy, ông Mark Lawsonlàm việc tại Guardian cho rằng, giới truyền thông nên nghiêmchỉnh tuân theo nguyên tắc tránh phản cảm cũng như tôn trọng quyền riêngtư của mỗi cá nhân. “Đến cả những kẻ bạo chúa nhất cũng đáng có một cáichết riêng tư”, ông này nhấn mạnh.

Theo Mark Lawson, báođiện tử thường phớt lờ nguyên tắc báo chí này. Lâu nay báo điện tử vẫnđược cho là “nơi trú ẩn an toàn” cho những bức ảnh phản cảm bởi ít bịkiểm soát hơn. Do đó, nhiều kênh truyền hình và các tờ báo chính thốngkhi không đủ can đảm công bố những bức ảnh rùng rợn trên các phiên bảnhình và giấy thì lập tức đưa lên website của mình để thu hút độc giả.

Tuy nhiên, quan điểm củaMark Lawson bị tờ China Post phản bác. Theo tờ báo này, nguyêntắc mà ông Mark Lawson có thể áp dụng với hầu hết trường hợp, ngoại trừGaddafi và Hussein.

China Postcho rằng, giới truyền thông trước đây phảiđăng tải những bức ảnh được chính Gaddafi và Hussein lựa chọn kỹ lưỡngđể nâng cao thanh thế khi còn sống giờ có trách nhiệm phải công bố nhữngbức hình thực tế nhất về hồi kết của hai cựu lãnh đạo này.

“Cái chết của Gaddafi vàHussein phải được cho cả thế giới thấy bởi nó đánh dấu không chỉ dấuchấm hết trong cuộc đời họ mà còn cho thấy hồi kết của những huyền thoạimơ hồ do chính họ tạo ra. Ngoài ra, việc công bố những hình ảnh đó cũngcó thể tạo động lực cho những người dân đang tìm kiếm tự do, đồng thờilà lời nhắc nhở cho những ‘người đàn ông quyền lực’”, China Postkhẳng định.

Tuy nhiên, tờ báo này lưuý, điều đó không có nghĩa là báo giới có thể tùy tiện công bố những bứchình không phù hợp với nguyên tắc tránh phản cảm. Theo China Post,tờ báo ủng hộ việc đăng tải đơn giản là vì hành động đó phục vụ mục đíchchính đáng là mang đến cái nhìn thực tế về hồi kết của một kẻ bạo hành,chứ không phải chỉ nhằm thỏa mãn trí tò mò của những kẻ hiếu kỳ.

Theo Đất Việt