Tăng trưởngchậm và chi phí gia tăng đang làm đảo chiều những xu thế giảm đói nghèo tạiNga vào thập niên trước.

Trong suốt năm qua, hơn haitriệu người Nga đã rơi vào cảnh nghèo, với 21,1 triệu người giờ đây sốngdưới mức nghèo, cơ quan Thống kê quốc gia Nga tuyên bố tuần trước. Giới phântích cho rằng, một số nhân tố bao gồm chênh lệnh thu nhập và cuộc khủnghoảng suy giảm kinh tế đóng vai trò quan trọng trong bức tranh đói nghèongày càng lớn năm qua.

Các con số thống kê chỉ làmột trong nhiều chỉ số kinh tế tiêu cực mà ông Putin sẽ phải đối mặt sau khicó thể trở lại làm tổng thống Nga ở cuộc bầu cử tháng 3 tới, mang lại tháchthức lớn cho danh tiếng của ông như người đảm bảo cho sự ổn định kinh tế tạiNga.

Báo cáo chi tiết cho thấy,14,9% dân số chính thức dưới mức nghèo khó, so với con số 13,5% cùng kỳ nămtrước. Chi phí sinh hoạt tối thiểu trung bình cho mỗi người dân là 6.505 rúp(203 USD/tháng), con số này với người ở độ tuổi lao động là 220 USD và vớingười về hưu là dưới 161 USD. Lý do chính thức cho sự gia tăng đói nghèo kểtừ năm ngoái là chi phí gia tăng của rổ hàng hóa với người tiêu dùng Nga gồmthực phẩm, dịch vụ, các loại hàng hóa khác…

Natalya Orlova, nhà kinhtế học tại Ngân hàng Alfa cho rằng, một trong  các nhân tố chính đóngvai trò trong chỉ số đói nghèo gia tăng là tình trạng bất bình đẳng thunhập khá cao, và ngày càng trở nên rõ rệt hơn kể từ khi cuộc khủng hoảngkinh tế 2008 bắt đầu. “Ở Nga, chúng ta đã thấy sự gia tăng thu nhậprất yếu ớt, với nửa đầu năm nay chỉ vào khoảng 1%, và hầu như mức tăngnày là do sự gia tăng của tầng lớp giàu có nhất trong dân số. Nhữngngười nghèo nhất thậm chí trở nên nghèo hơn”, Orlova nói.

Putin trước những thách thức kinh tế Nga

Natalya Zagvozdina, phụ tráchnghiên cứu tiêu dùng tại Renaissance Capital, nhấn mạnh rằng, lạm phát giálương thực vào khoảng 15% trong năm qua tại Nga đặc biệt tác động mạnh tớinhững người có thu nhập thấp. Với mức lương tăng ít ỏi chi trả cho người vềhưu và công nhân ở lĩnh vực công - tầng lớp gần nhất với đói nghèo, thì việcgia tăng giá cả trong rổ tiêu dùng đã làm họ điêu đứng trong nửa đầu năm2011. Thu nhập sau thuế không tăng nhiều với công nhân trong lĩnh vực tưnhân, Orlova cho hay.

Các tin tức trên xuất hiệnvào đúng thời điểm người Nga đặc biệt lo ngại tới tình hình kinh tế. Sự rađi của Bộ trưởng Kinh tế Alexei Kudrin - kiến trúc sư của Quỹ Bình ổn Ngatừng dẫn dắt đất nước đi qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, càng làm giatăng lo lắng rằng, sẽ không còn ai để hạn chế sự chi tiêu quá mức của chínhphủ trong thời gian ông vắng mặt. Hơn thế nữa, Kudrin là nhân vật được nhàđầu tư nước ngoài tín nhiệm, trong khi thị trường vẫn ít nhiều ổn định sausự ra đi của ông thì đồng rúp đã giảm 12% so với đồng đô la trong quý này,mức giảm tồi tệ nhất kể từ quý 1 năm 2009 (theo Bloomberg).

Chỉ số kinh tế lạc quan vàgia tăng mức sống đã được “ghi dấu” trong thời kỳ ông Putin làm tổng thống ởNga. Sự ổn định tương đối của nền kinh tế được trợ giúp bởi giá dầu cao làlý do chính cho sự tín nhiệm của ông Putin tại Nga. Các chỉ số đói nghèogiảm mạnh trong năm 2001 tới 2007. Nhưng trong vài năm gần đây, khủng hoảngtài chính lại làm chúng gia tăng trở lại.

Khi tuyên bố quyết địnhtranh cử tổng thống tháng 3 tới, ông Putin nói, nước Nga sẽ phải thực hiệncác biện pháp để đặt nền kinh tế dưới sự kiểm soát thông qua các biện phápthắt lưng buộc bụng. “Nhiệm vụ của chính phủ không chỉ là đổ mật vàochiếc cốc, mà đôi khi cần có những liều thuốc đắng hơn”, Putin nói.“Điều này nên luôn luôn được làm một cách cởi mởvà chân thành, và đa số người dân sẽ hiểu được chính phủ”.

Ông Putin cam kết sẽ tăngthuế với người giàu cùng những biện pháp khác để nỗ lực cân bằng ngân sáchcủa chính phủ.

Theo Vietnamnet