Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vịchua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vếtthương.
Khế thường được dùng chữa cảm sốt, khát nước,ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thươngchảy máu.
Ngày dùng 40 - 80g tươi, ăn sống như rau hoặcgiã nát vắt lấy nước uống. Hoa khế có vị ngọt,tính bình, tác dụng giải độc tiêu viêm. Thườngdùng chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, kiết lỵ, trẻem bị kinh giản.
![]() |
Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặctẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa hođờm. Ngày dùng 4 - 12g. Vỏ thân và lá khế có vịchua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêuviêm.
Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức: Lấy 1 - 2quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồiáp lên chỗ đau.
Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: Khế chua 7quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng.Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nátnhuyễn, đắp vào rốn.
Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả,nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượutrắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống vàolúc không no không đói quá.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít, cảm nắng: Lákhế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắccòn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặcdùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 - 40g,hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nướcchia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa viêm họng cấp: Lá khế tươi 80 - 100g, thêmít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 - 3lần để ngậm và nuốt dần.
Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nướcgừng) 8 - 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 - 10g,kinh giới 8 - 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Theo BS Hương Trà