Việc thành lậpVPF đã coi như hoàn tất. Tỷ lệ cổ phần và phân chia các vị trí chủ chốt giữa VFFvà các câu lạc bộ, mà đại diện là các ông bầu, cũng coi như đã xong. Vấn đề quantâm là từ đây liệu sẽ là một cuộc kéo cưa giữa VFF và các ông bầu để... điềuhành bóng đá Việt Nam.
VPF ra đời – cuộc chơi thay đổi
Ông cựu HLV trưởng ĐTViệt Nam Rield có một câu nói nổi tiếng cách nay đã rất lâu: “Bóng đá ViệtNam đang xây nhà từ nóc”. Nếu quay trở lại vớibóng đá Việt Namở thời điểm hiện tại, không hiểu ông HLV người Áo sẽ đánh giá như thế nào.
Thấtbại tại SEA Games 26, biết bao nguyên nhân đã được chỉ ra, biết bao hệ lụy đểlại với việc người hâm mộ đang khủng hoảng niềm tin, tất cả chỉ ra rằng bóng đáViệt Nam vẫn chưa có một cái nền móng vững vàng.
![]() |
Nguyên nhân nào dẫnđến điều đó, với biểu hiện rõ nhất là giải đấu V-League qua chục năm vẫn chưathể chuyên nghiệp, chưa thể có bóng đá sạch. Sự điều hành yếu kém của VFF hayviệc làm nhiễu loạn bóng đá của những ông bầu bóng đá.
Chuyển lên bóng đá chuyên nghiệp là cuộc chơi nằm trong tay những ông bầu. Tuynhiên, nếu tiềm lực tài chính ai cũng có nhưng không phải ai cũng có cách làmbóng đá chuyên nghiệp và bài bản.
Rất nhiều những ông bầu đã đến rồi đi, và saurất nhiều những phát biểu hoành tráng màu mè, người hâm mộ đã nhận ra rằng cónhững động cơ ẩn đằng sau cái gọi là đam mê bóng đá. Động cơ đó là những thươngvụ làm ăn, những dự án mà việc gắn với bóng đá chỉ là cái cớ để hợp lí hóa.
Những đội bóng nằmtrong tay những ông bầu, còn cuộc chơi được điều hành bởi VFF. Từ bản đề án củabầu Kiên, với việc VPF ra đời, cuộc chơi ấy đã không còn được điều hành độcquyền bởi VFF nữa, mà giờ đây có cả sự tham dự của các ông bầu.
Một mô hình côngty, lại là công ty bóng đá liệu có thành công với bóng đá ViệtNam hay không là câu hỏi mà chỉ thời gian mớicó thể trả lời. Bóng đá không phải kinh tế, bóng đá ViệtNam là một lĩnh vực xã hội có đặc thù riêng, màcái đặc thù ấy rắc rối phức tạp như thế nào thì tất cả đều đã rõ.
Sẽ là một cuộckéo cưa?
Đến giờ, các vị tríchủ chốt của VPF đều đã có danh có chủ. Chức Chủ tịch HĐQT VPF sẽ do ông Lê HùngDũng – PTC VFF nắm giữ. Chức Giám đốc điều hành kiêm Trưởng ban tổ chức giảiV-League sẽ thuộc về ông Phạm Ngọc Viễn. Trưởng ban trọng tài sẽ thuộc về ôngDương Vũ Lâm, thành viên ban chấp hành VFF khóa VI.
Chức danh Phó Chủ tịchHĐQT sẽ thuộc về phía đại diện CLB mà nhiều khả năng là ông Nguyễn Đức Kiên –Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội. Chức Phó Giám đốc kiêm Phó Trưởng BTC giải V-Leaguecó thể do ông Phạm Phú Hòa nắm giữ.
VFF sẽnắm giữ 35,4% cổ phần, còn phía các CLB giữ 64,6% của VPF. Thành phần HĐQT củaVPF nếu có 9 ghế thì VFF nắm 4 ghế, nếu HĐQT có 7 ghế thì VFF sẽ có 3 ghế.
Như vậy,có thể thấy, ở mỗi vị trí chủ chốt, sẽ có một cặp theo hình thức: thành viên VFFlàm Tổng còn ông bầu làm Phó. Với tỉ lệ cổ phần và tỉ lệ thành phần HĐQT, phíaông bầu có tiếng nói quyết định nhưng phía VFF vẫn có đủ quyền phủ quyết khôngthông qua. Tất nhiên, chưa ai rõ được hoạt động cụ thể, việc ra những quyết địnhcụ thể sẽ như thế nào, nhưng nhìn vào đó cũng thấy rõ ràng đã có phần rắc rốihơn. Trước kia, cứ VFF áp xuống là các đội bóng phải tuân thượng lệnh, nhưng giờthì còn phải đưa ra bàn nghị sự để họp và quyết định. Như vậy, mọi vấn đềgiờ đây sẽ đem ra kéo cưa và ai dám chắc những mẫu thuẫn sẽ không nảy sinh ở mộtkhâu nào đó.
Sau rấtnhiều những tranh cãi, bàn bạc, đến khi VPF đã xuất hiện, người ta mới lại thấyrằng: mô hình gì thì mô hình, cái cần nhất là những người lãnh đạo có tâm và cótầm, ra được những quyết sách đúng, hợp lí và khoa học để đưa bóng đá đi lên.Thực tế cuộc sống chỉ ra rằng, trong nhiều lĩnh vực xã hội, một cá nhân giỏilãnh đạo tập trung có khi còn tốt hơn cả một tập thể bàn bạc tính toán cân đongđo đếm nhiều.
VPF rađời, bóng đá Việt Nam có một tập hợp những ông “kiến trúc sư” giỏi, nhưng vấn đềlà những ông kiến trúc sư ấy đang phải bắt đầu đi xây cái nhà với cái móng chưavững và cả đến cái nóc cũng đang dột. Để đi đến thành công, sẽ có rất nhiều khókhăn đang chờ VPF, chờ bầu Kiên và những người bạn của ông.
Theo Quang Anh
Vnmedia