Đã nói quốc hoalà nói loài hoa tiêu biểu cho đất nước đó. Đây không phải chuyện ra vườn hái mộtbó hoa cắm vào lọ của nhà mình theo sở thích riêng, mà là loài hoa đại diện chotinh thần dân tộc, văn hóa dân tộc.

Hiện đang có mộtcuộc bầu chọn, tranh luận khá sôi nổi về quốc hoa trên các diễn đàn mạng. Códiễn đàn lấy hẳn chủ đề “Vote cho quốc hoa” (bầu cho quốc hoa). Sau đây là vài ýkiến:

Không thể chọncả cụm

Quanh chuyện chọn quốc hoa Việt Nam
 

Nếu chọn đào- sen-mai làm đạidiện cho ba miền Bắc-Trung-Nam thì quốc hoa chẳng hóa là biểu tượng của Mặt trậnTổ quốc hay sao?

Tác giả Đông A muốncó một tập thể ba loại hoa đại diện. Và để củng cố ý kiến của mình tác giả nêu,Trung Quốc từ dự kiến nhị quốc hoa (mẫu đơn-mai) đến tứ quốc hoa (mẫu đơn - mai- cúc - súng) hoặc ngũ quốc hoa (mẫu đơn- mai- lan- cúc- súng). Không thể chọnbộ ba để giành việc đi trước họ trong sáng tạo. Còn việc đa hoa trong quốc hoathì tác giả Thủy Trúc (Tiền Phong số 169) đã cung cấp cho chúng ta biết,người Indonesia chọn đến ba loại hoa làm quốc hoa, họ sáng tạo bộ ba từ năm1990.Ta có đua thì cũng chạy sau cả thập kỷ.

Thiết nghĩ, chọnquốc hoa phải dựa trên nhiều yếu tố khách quan từ thực tế đến văn hóa của dânmỗi nước. Đây không phải cuộc đua tranh. Việc này không vội được, mà cần đưa dựkiến, thu nhận phản hồi của người dân trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng.

Ý kiến cho rằng nênchọn đào, đào đại diện xứng đáng vì nó nằm ở thủ đô, nghe cũng không ổn. Đã làquốc hoa thì phải không lạ lẫm với người dân mọi miền. Còn mai thì ở Bắc có maitrắng, Nam có mai vàng, thêm mai tứ quý, nhưng các loại hoa này không phổ thôngvà cũng chỉ định ở từng vùng miền.

Tác giả Đông A chorằng, người Ấn Độ đã chọn sen làm quốc hoa, nếu ta muốn làm phiên bản mờ nhạtthì đi mà chọn sen. Thiết nghĩ, chẳng nên hờn dỗi cực đoan thế. Bởi theo tácgiả, hoa sen trong tâm thức Ấn Độ (Hindu) là thứ hoa thần thánh, linh thiêng.Còn với dân ta, hoa sen gần gũi với mọi nguời (nhất là nông dân) cả ba miền.

Nói như Chuyệnvề sen thì sen thực là quý: Sen có mặt ở khắp ba miền tổ quốc. Dân Nam talà dân lúa nước. Sen giống lúa, kết hoa từ bùn đen. Lúa cho cái ăn, sen cho sắcthái văn hóa. Sen cao sang mà lại bình dị, gần gũi. Sen đã vào văn hóa Việttrong các trang trí, không bị lẫn với bất cứ loại hoa nào. Hơn nữa hình ảnhsen dễ vẽ, biểu trưng sen càng trở nên gần gũi với dân tộc ta.

Viết đến đây tôichợt nhớ câu thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Nước Việt Nam từ máulửa/rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Đó là hình ảnh sen, hình ảnh một dân tộc bấtdiệt.

GS-TS PhạmĐức Dương: Tôi chọn đào, mai

Một số tiêu chí chọn quốc hoa (dự thảo, của Bộ VHTT&DL):

Có nguồn gốc hoặc được trồng lâu đời ở Việt Nam; thích nghi và được trồng ở hầu khắp các miền đất nước; thời gian nở hoa quanh năm hoặc kéo dài trong năm; thể hiện được bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, tinh thần cốt cách, ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam; bền, đẹp về hình thức, màu sắc, hương thơm; có giá trị thẩm mỹ, hội họa; có giá trị văn học nghệ thuật (đã được đưa vào thơ ca, truyền thuyết, lễ hội...), được đại đa số người dân yêu thích, chấp nhận và tôn vinh; không trùng lặp với quốc hoa của các quốc gia khác.

Chủ tịch Hội nghiêncứu khoa học Đông Nam Á, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á GS-TSPhạm Đức Dương (ảnh của BBC.co.uk) nêu đề cử của ông về quốc hoa.

Khi tính chuyệnchọn quốc hoa, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam nêu căn cứ: “Trongchính sách ngoại giao văn hóa thì quốc hoa, quốc phục là rất cần thiết”. Theoông, việc chọn quốc hoa vào lúc này đã thật cần thiết hay chưa?

Theo tôi, nếu thấycần thì làm lúc này cũng được. Bởi trong thời buổi hội nhập, cần có cộng sinh vềmặt văn hóa.

Ngày nay không cócái gọi là giữ gìn bản sắc dân tộc một cách bó hẹp. Ta học cái hay cái đẹp củadân tộc khác và quốc hoa nếu xét thấy có cái hay cái đẹp thì cũng nên đưa ra chobạn bè được biết. Cái đó cũng tăng thêm bản sắc dân tộc. Bởi mỗi dân tộc tùytheo tâm thức của mình mà chọn loài hoa làm quốc hoa. Tất nhiên cũng chỉ mangtính biểu tượng thôi.

Nếu cần đề cử, ông nghĩ ngayđến loại hoa nào?

Quanh chuyện chọn quốc hoa Việt Nam
GS-TS Phạm Đức Dương

Hoa đào, hoặc hoamai. Đó là những loài hoa mà người Việt Nam tự hào trong những ngày tết. Ngàytết là ngày người ta trưng bày những sắc hoa, những món ăn tiêu biểu, những thứcmà người ta ưa thích nhất. Ngày tết mới mang đậm tính dân tộc, còn ngày lễ thìcó thể chịu ảnh hưởng của tôn giáo khác. Với ý nghĩa này, hoa đào và hoa mai đềucó thể đại diện cho Việt Nam.

Nhưng hoa đàochỉ có ở miền Bắc; mai vàng ở miền Nam còn miền Bắc chỉ có mai trắng. Chưa đạttiêu chí “được trồng ở hầu khắp các miền đất nước”?

Phải thuyết phụclẫn nhau thôi. Vì văn hoá Việt Nam là văn hoá đa sắc tộc. Mỗi dân tộc có loàihoa tiêu biểu của mình, như hoa ban với người Thái, hoa Pơ-lang với người TâyNguyên... Mình chọn cái gì đó mang tính chất đồng thuận cao thì tốt. Nếu cần thìcó thể hỏi ý kiến các dân tộc, các cộng đồng xem người ta ưng thuận cái gì.

Ông thấy hoa senthế nào? Vì sen đang nhận nhiều đề cử hơn cả.

Sen gắn với đời sống tâm linhnhiều hơn, nghiêng về Phật giáo. Phật giáo coi hoa sen là biểu tượng “gần bùn màchẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn đối với đạo Phật được ví như những dục vọng của conngười. Hoa sen sống trong những dục vọng ấy, mọc giữa dục vọng ấy nhưng dục vọngđược kiềm chế, không làm ảnh hưởng cái tâm của con người. Ảnh hưởng của Phậtgiáo vào Việt Nam rất sâu và trở thành truyền thống của dân tộc.

Quanh chuyện chọn quốc hoa Việt Nam
 

Sen được nhiềungười đề cử cũng đúng vì nó là loại hoa chung cho cả ba miền và linh thiêng. Senđược cấy tinh thần của Phật giáo mà lại rất phù hợp gần gũi với người Việt.Ngoài ra sen còn được gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tháp Mười đẹp nhất hoasen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Có người nêuphương án chọn cụm hoa, thế giới cũng có tiền lệ rồi?

Có lẽ thế thích hơnđấy. Vì văn hoá Việt Nam như tôi đã nói, là văn hoá đa sắc tộc. Văn hoá hỗndung. Người Việt có cái giỏi là tiếp thu những thứ ở bên ngoài rồi biến thànhcủa mình.

Văn hoá lúa nướcvẫn được coi là bản sắc của người Việt nhưng văn hoá lúa nước theo kết quảnghiên cứu của tôi, là mô hình mượn của người Tày - Thái ở vùng thung lũng, kếthợp với cư dân Môn Kh’me. Thành ra chấp nhận sự tích hợp, sự hội nhập các dântộc là hợp lý.

Vậy nếu phảichọn “cụm quốc hoa”, theo ông...

Mai và đào.

Nếu chỉ một màthôi?

Đào.

Có nênchọn hoa lúa?

Mới đây có tờ báoviết bài đề nghị chọn hoa lúa làm quốc hoa. Tôi thấy không nên, vì những nguyênnhân sau:

Lúa là cây lươngthực. Mục đích trồng lúa là để thu hoạch thóc gạo. Do vậy dù hoa lúa có đẹp đếnmức nào cũng không ai lấy việc trồng lúa để thưởng thức hoa.

Đem hoa lúa làm đốitượng thẩm mỹ, coi như hoa là đã chuyển đổi mục đích trồng lúa. Việc chuyển đổinày rất hệ trọng và đem lại hệ quả không mấy hay ho trong mắt thế giới, bởi vìlương thực và an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu, lấy lúa làm hoa là hìnhthức rẻ rúng vấn đề lương thực của cây lúa.

Hoa lúa là tên gọitrong tiếng Việt hiện đại. Tên truyền thống của nó có lẽ là bông, đòng đòng. Têntruyền thống cho thấy hoa lúa trong truyền thống văn hóa không phải là đối tượngthẩm mỹ như hoa. Hay nói cách khác, hoa lúa chưa bao giờ được coi là thứ hoa đểthưởng lãm. Canada lấy biểu tượng lá phong, không vì lá phong không phải là hoa,mà vì lá phong được coi như là một thứ hoa.

Quốc hoa trước hếtphải là hoa, một đối tượng thẩm mỹ, hơn là một đối tượng sinh sản. Và đối tượngthẩm mỹ đấy phải có bề dày trong truyền thống và văn hóa của dân tộc.

Người Việt Nam hình như không xem trọng Quốc hoa

Mình thấy người Việt Nam hình như không xem trọng vấn đề này cho lắm. Chọn quốc hoa làm biểu tượng cho cả đất nước rất hay, giống như Nhật Bản không chỉ xem anh đào là loài hoa bình thường, mà như một nét văn hóa của họ, để khi đi bất cứ đâu cứ nhắc đến anh đào, trà đạo, samurai, thì lập tức ta liên tưởng tới đất nước này. Mong rằng ngày nào đó hoa sen sẽ trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. (pegauday)

Hoa đào: Chỉ dịp Tết và chỉ có ở miền Bắc, không thể đại diện cho cả đất nước. Hoa mai y như đào, khác cái là ở miền Nam. Hoa bằng lăng và lộc vừng không phổ cập, nhiều người còn không hình dung nổi hình dáng, màu sắc của loài hoa này. Hoa sen đi vào thơ ca, tinh thần, văn hóa của người Việt từ lâu rồi, dễ sống mà ở khắp mọi miền đất nước chỗ nào cũng có. Nhắc đến hoa sen người Việt mình ai cũng có thể hình dung được ra hình dáng, màu sắc nữa kìa. (vimiengcom83)

Theo mình nên là hoa mai vàng, 5 cánh tượng trưng cho khí tiết của người quân tử: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Màu vàng tượng trưng cho chủ quyền của Việt Nam. Hoa mai Việt Nam khác hoa mai Trung Quốc, còn trên quốc kỳ Ấn Độ có hoa sen rồi. (Avril_boy)

Nhìn chung người Nam thích hoa mai, hoa mai cũng thể hiện sự năng động, tươi sáng như nắng vàng phương Nam. Người Bắc lại thích hoa đào. Hoa đào thể hiện sự dịu dàng, đằm thắm, rất đẹp khi khi trời se lạnh và lấm tấm những hạt sương. Tui ở Huế, không trồng được cả hai loại và đều thích cả hai, nhưng thành quốc hoa e không được, do không đại diện cả nước. Hoa sen thì cao quý lại là biểu tượng Phật giáo rất đẹp. Tuy hai nước kia chọn rồi thì mình vẫn chọn được, đâu có sao.

Theo Tiền Phong