Tục ngữ có câu: "Làm hoa chongười ta hái. Làm gái cho người ta trêu". Và đôi khi, cái sự "thường tình" ấy đãbị đẩy quá xa...

>>
>>
>>

Không ít chị em, nhất là nhữngnhân viên trẻ mới vào làm thường phớt lờ những lời trêu ghẹo đôi khi quá trớncủa đám nam giới trong phòng. Nhưng có những chàng lại nghĩ: "Trong bụng thíchquá đi lại còn giả vờ". Và họ được thể càng lấn tới.

Những anh chàng này ưa sờ mó,đụng chạm vào người khác phái, ngay cả khi không có lý do gì. Môi trường làmviệc vắng vẻ, phòng làm việc kín đáo rất thuận lợi cho những ý đồ đen tối củahọ. Có anh thích đặt tay lên vai các nữ đồng nghiệp một cách thân tình, có anhlại "vô tư" nắm tay, vuốt tóc các cô em trong lúc nói chuyện, hoặc vờ như đụngchạm khi có dịp tiếp xúc. 

Quấy rối bằng...lời

Ảnh minh họa

Có anh còn nghĩ phụ nữ trangđiểm, ăn mặc đẹp, gợi cảm để làm gì? Chính là để lôi cuốn, hấp dẫn đàn ông. Làmtrai mà không biết khen một cô gái đẹp, không biết thưởng thức một bộ y phục hợpmốt thì còn đâu là nam tính? Nhưng giữa những lời khen có văn hóa và cách ăn nóilẳng lơ dâm đãng bao giờ cũng có ranh giới. Nếu bạn bước qua cái ranh giới đó cóthể làm cho người được khen cảm thấy bị xúc phạm, bị biến thành một thứ công cụgiải trí cho đám đàn ông và nhận thấy đó là thái độ thiếu tôn trọng phụ nữ, mộtbiểu hiện của sự thiếu văn hóa.

Có anh khen: "Trời ơi, hôm naytrông em ngon quá!" Chỉ một từ "ngon" đã nói lên sự khao khát thèm thuồngmột cách trần trụi như muốn ăn tươi nuốt sống người ta. Có anh nhìn chằm chặpcặp đùi cô gái khen: "Em có cặp đùi quá ngon". Hoặc: "Bộ ngực em nhìn sướngmắt". Với những nhận xét như thế, họ gián tiếp bộc lộ khát khao của mình.Nếu thấy đối phương không có phản ứng gì, họ lại dấn thêm: "Người thế này màchồng đi xa thật uổng quá". Rồi gạ gẫm sát sạt: "Trưa nay đi ăn với anhnhá! Anh biết một chỗ rất ấm cúng em ạ".

Một khảo sát gần đây đưa ra consố hơn 40% nữ nhân viên các công sở nói rằng họ bị quấy rối tình dục bởi sếp vànhững đồng nghiệp nam. Nhiều chị em phải hứng chịu những lời bình luận sàm sỡhay lời nói thô thiển mỗi khi đến chỗ làm.

Đôi khi còn đi kèm với những hànhđộng như vuốt má, sờ eo, vỗ mông, đứng tì sát vào người, rủ đồng nghiệp nữ xemảnh sex hay phim mát trên mạng, khiến chị em rất ngượng nhưng không dám phảnứng. Sợ họ cho mình là "chảnh", là "tinh tướng" và bị gây khó dễ trong côngviệc.

Chưa kể có những người còn dùngnhững lời tục tĩu, những cách nói ám chỉ bộ phận kín của phụ nữ hay việc ân áichốn phòng the khiến nhiều chị em phải đỏ mặt, cau mày, lảng đi chỗ khác. Nhưnghọ lại nghĩ: "Thích quá rồi còn sĩ". Thái độ im lặng không hưởng ứng củachị em khiến có người lại nghĩ "im lặng là thích", hoặc hoang tưởng hơn cho là"cá cắn câu".

Những hành vi trên đây nếu nhìnnhận một cách nghiêm túc là một dạng quấy rối tình dục nơi công sở mà pháp luậtkhông cho phép. Nhất là những đàn ông ỷ thế mình là cấp trên có quyền làm vậy màcấp dưới không dám phản đối gì, hoặc đàn ông mặt trơ trán bóng không biết xấu hổlà gì khi phụ nữ bỏ cách khó chịu và cứ làm bừa là cố hạ thấp nhân cách của mìnhvà đã biết vi phạm luật chống quấy rối tình dục một cách nghiêm trọng. 

Nếu có bằng chứng ghi âm hoặc chữviết hoặc hình ảnh là có thể khởi tố trước pháp luật đó không phải chỉ là chuyệnbông đùa một tập thể mà người phụ nữ luôn phải cắn răng chịu đựng những hành vinhư vậy của đồng nghiệp thì cái tập thể đó văn hóa đã xuống cấp.

Tiếc thay có những người đàn ôngtưởng cách ăn nói thô lỗ của mình là ra vẻ nam nhi, có người nghĩ là "sành điệu"nữa. Thật không dễ ngộ nhận hơn. Đàn ông thấy phụ nữ đẹp thì phải khen, phảibông đùa như vậy làm cho những lời ấy làm chị em tự hào, sung sướng, vui vẻ càngcố làm cho mình đẹp hơn, ấy là người có văn hóa. Nếu bông đùa làm cho họ hổthẹn, thậm chí kinh hãi xấu hổ thì chính mình cũng nên biết xâm phạm.

Xưa nay người ta thường chỉ nhữngthái độ làm việc nơi công sở như những người không biết rằng sự tha hóa văn hóalà cách tuy không gây thiệt hại trực tiếp có thể nhìn thấy được, song nó gây khóchịu, bực bội, thậm chí hổ thẹn đến công sở, thậm chí có người phải bỏ nhiệm sởmà đi. Phải chăng đó làm đàn ông không thể không suy nghĩ.

Theo Trịnh Trung
TT&GĐ