Phạm phải những điều 'đại kỵ' này khi đeo nhẫn cưới, vợ chồng lục đục, nghèo túng cả một kiếp

Biểu tượng của sự gắn kết vĩnh cửu và hạnh phúc tròn đầy từ những cặp nhẫn cưới đã có từ cách đây 4.800 năm vào thời Ai Cập cổ đại.

Biểu tượng của sự gắn kết vĩnh cửu và hạnh phúc tròn đầy từ những cặp nhẫn cưới đã có từ cách đây 4.800 năm vào thời Ai Cập cổ đại. Nhẫn cưới không chỉ là mua về và đeo mà nó còn có sức mạnh vô hình ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của đôi vợ chồng.

Dù chuẩn bị cưới hay cưới nhau đã lâu thì các cặp đôi cũng nhớ tránh phạm phải những điều kiêng kỵ này khi đeo nhẫn cưới để tránh chuyện vợ chồng quanh năm cãi nhau, làm ăn đen đủi nên mãi nghèo kiết xác...

Nhẫn cưới phải được đeo ở ngón áp út

Ngón tay áp út luôn được xem là vị trí chuẩn mực cho chiếc nhẫn cưới. Hơn thế nữa, ngón áp út cũng rất yếu so với các ngón khác trong bàn tay, nên khi đeo chiếc nhẫn tình yêu vào sẽ khiến bạn có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần.

 

Không chỉ ở Việt Nam mà quan niệm này còn thể hiện rất rõ ở các quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể, người châu Âu tin rằng, trên ngón tay áp út có các tĩnh mạch tình yêu chạy trực tiếp từ ngón này đến trái tim. Vì vậy, đeo nhẫn cưới ngón này như một lời nhắc nhở tình yêu sẽ luôn luôn giữ trong trái tim bạn. Còn người Trung Quốc lại cho rằng, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, và ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời và cho con cái của bạn.

Tuyệt đối không nên đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ chính thức diễn ra

Một số cặp đôi khi chọn nhẫn cưới xong là đeo ngay nhưng không biết rằng, theo quan niệm người xưa, trước khi hôn lễ chính thức diễn ra thì các cặp vợ chồng tuyệt đối không nên đeo nhẫn cưới. Người xưa qun niệm rằng, cách này sẽ giúp gia đình không bị xáo trộn, tình yêu bền vững và hạnh phúc viên mãn hơn.

Không nên đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau

Các cặp vợ chồng hiện đại ngày nay thường cho rằng, một cặp nhẫn cưới chỉ cần đẹp mà không nhất thiết phải giống hệt nhau. Vì vậy, rất nhiều cặp đôi lựa chọn một chiếc nhẫn theo sở thích của mình và khác xa chiếc còn lại của người bạn đời. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, điều này là hoàn toàn không nên. Bởi ông bà xưa cho rằng, một cặp nhẫn cưới thường phải có kiểu dáng giống nhau để thể hiện sự tương đồng giữa đôi vợ chồng thì mới mang đến hạnh phúc cho lứa đôi.

 

Giống như câu nói: “Hôn nhân không phải phép tính 1+1=2. Để hôn nhân bền vững, đó phải là phép toán của hai nửa cộng lại thành một”. Hai vợ chồng muốn có được hạnh phúc trọn vẹn thì phải biết cách giữ cân bằng cuộc sống gia đình và công việc, mỗi người nhường nhịn nhau một chút, đừng để cái tôi của mình quá lớn mà làm mất đi niềm hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ khi chúng ta biết thu nhỏ cái tôi mà nghĩ tới bạn đời của mình, tình yêu mới bền bỉ và trường tồn mãi theo năm tháng.

Tuyệt đối không được bán hoặc làm mất nhẫn cưới

Nhẫn cưới được xem là biểu tượng của sự gắn kết vĩnh cửu và hạnh phúc tròn đầy. Một khi nhẫn cưới được đeo vào tay nhau thì sự ràng buộc, gắn kết giữa hai con người xa lạ trở nên bền chặt, không điểm dừng và luôn bất diệt. Đó cũng chính là sự mở đầu cho đời sống hôn nhân lâu dài bao gồm cả những ràng buộc về mặt pháp lý và xã hội.

Chính vì vậy, nếu nhẫn quá rộng hoặc quá chật, bạn có thể sửa lại mà không lo sợ việc nới hoặc cắt bớt nhẫn sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ của cặp đôi. Tuy nhiên, tuyệt đối không được bán nhẫn cưới hay làm mất chúng.

Ít ai ngờ việc đeo nhẫn cưới cũng có khá nhiều kiêng kỵ như thế nhỉ! Tuy nhiên vì thông tin này chỉ mang tính tham khảo thôi, thế nên các cặp đôi hãy cứ lạc quan tin tưởng, sống hết mình và vui vẻ tận hưởng cuộc sống hôn nhân đi nhé!

(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

 


Theo Khỏe và đẹp


nhẫn cưới


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.