Dù tán thành vớimục tiêu tốt đẹp của Quỹ tiết kiệm nhà ở, song một số chuyên gia tỏ ra bănkhoăn về tính khả thi.
Bởi ngoài việc người lao động có tự nguyệnđóng góp kinh phí hay không, thì vấn đề ai quản lý quỹ và tích lũy bao nhiêunăm, người nghèo mới có thể mua nhà… là những câu hỏi không dễ trả lời.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở đểgiải quyết khó khăn về nhà ở cho người dân trong tình cảnh giá bất động sảnđang leo thang chóng mặt. Quỹ được xây dựng giống như hình thức bảo hiểm xãhội với mức đóng góp dự kiến khoảng 1 - 2% tiền lương hàng tháng của ngườilao động.
20 năm chưa chắc mua được nhà
KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên KTS trưởng TP.Hà Nội, cho biết Pháp lệnh nhà ởnăm 1991 đã tính toán đưa cơ cấu
tiền nhà ở vào tiền lương. Như vậy, nguyên lý xây dựng cơ cấu lương cho cán,bộ công chức đã có tỷ lệ thu nhập dành cho nhà ở. Do đó, việc trích một phầnlương vào Quỹ tiết kiệm nhà ở là đúng và kế thừa chủ trương cách đây 20 năm.
Theo ông Nghiêm, có một điển hình để Việt Nam có thể học tập là Banglades.Từ những năm 1990, Hội Phụ nữ của quốc gia này tính toán thành lập Hợp tácxã nhà ở, thống kê những người có nhu cầu nhà ở, tính toán phương án tiếtkiệm và lần lượt mua cho từng người. Nhà ở đó chỉ có đất, có mái che, cònviệc nâng cấp, cải tạo đều do người lao động tự thực hiện.
![]() |
Theo Bộ Xây dựng, Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ là cầu nối giúp những người có thu nhập thấp có cơ hội được mua nhà (Ảnh: Trung Kiên) |
Đối với điều kiện Việt Nam, theo ông Nghiêm, do cơ cấu lương cho nhà ở chưatính sát giá thời hiện tại, nhất là giá tiêu dùng vượt cao hơn, do vậy, muốnthực hiện Quỹ tiết kiệm nhà ở phải tính toán kỹ mức lương trung bình của cánbộ là bao nhiêu, sau 10 năm tiết kiệm sẽ được bao nhiêu…, trên cơ sở đó đểxem xét tỷ lệ đóng góp như thế nào và có lộ trình thích hợp để người có thunhập thấp vẫn đảm bảo đời sống, vẫn có nhà ở.
“Với mức lương hiện nay, nếukhông có cơ chế ưu đãi, ít nhất 15 - 20 năm chưa chắc người có thu nhập thấpđã mua được nhà. Do vậy trước mắt có thể cho thuê, sau khi người lao động cóđủ tiềm lực sẽ cho mua ưu đãi”, ông Nghiêm nói.
Cân nhắc tỷ lệ trích nộp tiền lương
|
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trungương cho rằng đây là ý tưởng tốt để tạo cơ hội sở hữu nhà cho người có thunhập thấp. Theo ông Doanh, mô hình này được thực hiện rất tốt ở Singapore.Theo đó, những sinh viên mới ra trường được Nhà nước cho thuê nhà hoặc muanhà với hình thức trả góp, nếu trả được một lần thì sẽ được áp dụng chínhsách ưu đãi.
Bằng cách này, cán bộ phải dành khoản tiền tiết kiệm khá lớn đểtrả góp cho Nhà nước. Để có khoản tiền tiết kiệm ấy, người lao động phảikiếm tiền, phải làm việc cho Chính phủ. Thông qua chính sách này, người dânsẽ có nhà ở.Tuy nhiên, ông Doanh cũng cho biết, tỷ lệ trích nộp tiền lươngvào Quỹ tiết kiệm nhà ở phải tính toán kỹ. Đó có thể là khởi đầu, những nămtiếp theo có mức khuyến khích khác nhau, tùy theo mức thu nhập. “Giả sử anhcó thể đóng từ 5 - 10% tiền lương hoặc lũy tiến, anh có thể được ưu tiên muanhà trước”, ông Doanh nói.
Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, mặc dùtrong cơ cấu lương tiền hiện nay đã tính đến chi phí nhà ở, chi phí đi lại.Tuy nhiên, do cơ cấu tiền lương chưa theo kịp xu thế thị trường bất động sảnnên người nghèo khó có cơ hội sở hữu nhà ở. Do vậy, Quỹ tiết kiệm nhà ở cóthể tính đến phương án cho các doanh nghiệp được vay vốn, miễn thuế, hỗ trợvề đất để xây dựng dành cho đối tượng thu nhập thấp được thuê, vay trả chậm.
“Nhưng vấn đề ai quản lý quỹ, hoạt động như thế nào, việc đóng góp là bắtbuộc hay tự nguyện? Nếu tự nguyện, khả năng tham gia là bao nhiêu, thu đượcbao nhiêu, thu lời bao nhiêu để đầu tư, nếu trích 1 - 2%, tích lũy đến baonhiêu năm người nghèo mới có thể mua nhà?”, bà Minh băn khoăn về tính khảthi của việc thành lập Quỹ.
Theo Mạnh Đồng
Bee