Mua rau sạch tại các siêu thịđã trở thành thói quen của nhiều bà nội trợ, tuy nhiên ít người tiêu dùng biếtrằng giá rau tại một số siêu thị bị đẩy lên khá cao so với tại ruộng, và khó đảmbảo đó có phải là rau sạch hay không.

Thương lái “làm giá” rau xanh

Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) được coi là đầu mối rau sạch cung cấp cho một số siêuthị như BigC, Rosa, tuy nhiên thực tế giá rau sạch từ Vân Nội vào các siêu thịphải qua các khâu trung gian như Hợp tác xã tiêu thụ hoặc người thu gom, các đạilý rau sau đó mới đến các siêu thị, vì thế giá rau bị đẩy lên khá cao khi tớitay người tiêu dùng.

Có mặt tại Vân Nội lúc 10g sáng, đây là thời điểm chợ đầu mối rau an toàn VânNội bắt đầu hoạt động. Theo tìm hiểu của PV, tại chợ Vân Nội giá rau xà lách5.000-7.000 đồng/kg, rau muống 6.000-7.000 đồng/kg, rau cúc 5.000-6.000 đồng/kg,mồng tơi 8.000-10.000 đồng/kg, rau dền 10.000 đồng/kg, dưa chuột 5.000-6.000đồng/kg…

Rau sạch vào siêu thị có sạch?
Khó có thể phân biệt rau tại siêu thị có hoàn toàn là rau sạch hay không.(nguồn Internet)

Trong khi đó, giá rau sạch VânNội tại BigC hay Rosa cao gấp 2-3 lần so với tại chợ. Cụ thể, tại Rosa dưa chuộtgiá 17.5000 đồng/kg, xà lách 19.000 đồng/kg.. Tại BigC, giá rau muống trên dưới13.000 đồng/kg, rau cúc khoảng 11.000 đồng/kg, mồng tơi , rau dền trên dưới15.000 đồng/kg…

Đang thu gom rau cải chíp để chuẩn bị bán cho các thương lái hoặc hợp tác xãtiêu thụ, một hộ nông dân (xin được dấu tên), thôn Ba Chữ, Vân Nội cho biết, mấyngày trước rau cải chíp tại vườn chỉ bán được 2.000-3.000 đồng/kg nhưng tại cácsiêu thị trong nội thành vẫn bán hơn 10.000 đồng/kg.

Anh này cũng cho biết thêm, nguyên nhân bán giá cao hơn chủ yếu do các thươnglái hoặc hợp tác xã giao rau với giá cao tại các siêu thị nên giá rau mới bị đẩylên như thế.

Gọi điện đến số điện thoại Hợp tác xã Trần Văn Mây chuyên giao rau sạch Vân Nộicho siêu thị Rosa và một số cửa hàng rau sạch khác trong nội thành Hà Nội. Nhânviên chuyên giao rau sạch đến siêu thị cho biết, sẽ cung cấp ra cho Rosa với giánhư: rau cúc, rau muống 10.000 đồng/kg, xà lách 15.000 đồng/kg, mồng tơi 15.000đồng/kg, rau dền từ 10.000-12.000 đồng/kg, dưa chuột 13.000-14.000 đồng/kg, đậuxanh 14.000 đồng/kg…

Điều đó cho thấy, lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều thương lái đang“làm giá” thị trường khiến rau xanh nói riêng và các loại nhu yếu phẩm nói chungbị đẩy giá lên khá cao và chỉ có người tiêu dùng chịu thiệt.

Rau sạch vào siêu thị có sạch?
Tại chợ Vân Nội, hai khu rau sạch và rau từ các xã, tỉnh khác luôn tấp nập mua bán.

Rau sạch - “Vàng thau lẫn lộn”

Mặc dù được đưa vào các siêu thị và gắn mác rau sạch, tuy nhiên hầu hết ngườitiêu dùng đều không thể khẳng định rau có thực sự an toàn hay không.

Tại ruộng rau an toàn xã Vân Nội, một số nông dân cho biết, mỗi gia đình có mộtphương pháp trồng rau an toàn khác nhau. Còn Hợp tác xã 2 năm mới phổ biến mộtlần về cách trồng rau an toàn, do đó khó tránh khỏi tình trạng nhiều hộ trồngrau vẫn chưa đảm bảo ATVS TP.

Còn tại chợ Rau an toàn Vân Nội-đầu mối rau sạch cung cấp vào thị trường nộithành Hà Nội, được chia làm hai khu rau sạch Vân Nội và khu rau của các xã, tỉnhthành khác đến bán.

Khi được hỏi, một tiểu thương tại khu rau dành cho các xã, tỉnh khác cho biết,khu rau sạch Vân Nội thường nhỏ hơn khu rau của các nơi khác đến bán. Do đó rausạch Vân Nội khó có thể đáp ứng được sản lượng cung cấp ra thị trường.

Chị này tiết lộ, khi mua rau, các thương lái thường đưa cho chị những sợi dâybằng nilong có in chữ “Rau sạch Vân Nội” và buộc kèm với rau của chị bán. Chịcòn khẳng định, bây giờ khó có thể phân biệt được rau sạch hay không sạch tạicác siêu thị vì phương pháp trồng khá giống nhau và họ vẫn mua rau của chị vàđưa vào các siêu thị.

Chủ cửa hàng bán quà sáng tại chợ Vân Nội cũng cho biết, chị là người dân nơiđây nên khi mua rau, nếu họ mới phun thuốc sâu thì sẽ “nhấm nháy” chị đừng muavà chuyển sang mua loại khác. Còn những người buôn khác thì vẫn bán như thường.

Thực tế cho thấy, gần tết Nguyên Đán nhu cầu rau sạch tại các cửa hàng, siêu thịlại càng cao hơn. Tuy nhiên, vì lợi ích cá nhân, một số thương lái đang cố “biếnhóa” rau chưa an toàn thành rau an toàn, bán ra với giá đắt khiến người tiêudùng “tiền mất tật mang”. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng liên quan cần có biệnpháp mạnh để ngăn chặn tình trạng “làm giá” của thương lái cũng như hành vi gianlận trong kinh doanh, buôn bán để người tiêu dùng thực sự được dùng những sảnphẩm an toàn và mua với giá hợp lý.
 


Theo LaoDong