Khi đến Rioja, du khách luônnhận được một lờ khuyên: "Hãy cẩn thận với rượu vang vùng ấy! Bạn không cưỡngđược mùi hương của nó đâu!".
Quả thật, mới đặt chân lên vùngnày, chúng tôi đã cảm nhận điều gì đó rất đặc trưng. Đâu đâu cũng thấy nhữngcánh đồng nho bát ngát. Giờ là mùa thu hoạch nho. Cây nho chỉ thấp ngang ngườithôi nhưng sai trĩu quả. Những quả nho màu xanh nhạt hoặc máu tím biếc tạo nênmột màu sắc thật vui mắt. Được sự hướng dẫn của Eduerdo, người bạn là dân chínhgốc vùng Rioja, chúng tôi được đi thăm những vườn nho, hầm rượu và cả nơi sảnxuất rượu nho.
Người dân ở đây uống vang mọi lúcmọi nơi. Người Tây Ban Nha uống nhiều rượu vang vì tin rằng nó giúp máu lưuthông tốt. Sau bữa ăn trưa với món paella (cơm chiêu hải sản) rất nổi tiếng củaTây Ban Nha, chúng tôi ngồi chuyện trò và được nếm thử pacharan - một loại rượumùi chưng chất lâu năm, có mùi rất thơm và vị ngọt, chúng tôi bắt đầu bị rượu ởđây mê hoặc. Uống pacharan ít khi bị say vì nồng độc còn rất thấp.
![]() |
Buổi chiều, chúng tôi đi thămnhững trang trại trồng nho. Vùng này nằm ở trên núi, giáp với biên giới của vùngParis Vasco, hay còn gọi là xứ Basque. Để cảm nhận được toàn bộ quang cảnh củacánh đồng nho, chúng tôi trèo lên rất cao và ngấm những hàng nho nằm thẳng tắp,thoải mái trên sườn đồi, đẹp như vùng trồng cà phê ở Bảo Lộc.
Sau đó, chúng tôi ghé thăm mộtbodega (hầm rượu) nổi tiếng ở vùng này. Ở La Rioja có khoảng trên 400 hầm rượulớn nhỏ khác nhau. Đa phần là những hầm rượu của gia đình đã làm rượu vang quanhiều thế hệ theo kiểu cha truyền con nối. Những hầm rượu ở đây luôn mở rộng cửacho du khách ghé thăm. Hướng dẫn viên dẫn du khách đi xuống hầm tham quan vàgiải thích quy trình sản xuất rượu vang. Sau khi thu hoạch, người ta cho nho vàomột cái hố rất to (chứa được vài tấn) rồi dùng một máy lớn để nghiền nho hoặchuy động nhiều người cùng đạp cho những trái nho nát ra, sau đó mang xuống dướihầm sâu dưới mặt đất khoảng 20 mét để thực hiện quy trình ủ vang. Một số hầmrượu ở đây được xây cách nay khoảng 200 đến 300 năm. Chị Maria, chủ hầm rượuđích thân dẫn chúng tôi đi tham quan. Để có một chai rượu vang phục vụ kháchhàng, ít nhất phải mất từ 1 - 6 năm. Có bốn tên gọi tùy theo "tuổi" rượu vanggồm joven (từ 1 - 2 năm), crianza (2 - 4), reserva (4 - 6) và gran reserva (từ 6năm trở lên).
Còn gì thú vị hơn khi bạn nhâmnhi rượu vàng ngay tại chính hầm rượu, nghe những câu chuyện kể về công việc củanghề làm vang, một trong những đề tài chính cho các buổi trò chuyện của ngườidân ở nơi đây...
Sau ly rượu thứ nhất, chị Maria lần lượt chochúng tôi nếm thử các loại rượu khác. Mỗi loạicó một mùi vị riêng. Ở Tây Ban Nha, trước khinâng ly rượu vang, mọi người nói "Salud!" (Chúcsức khỏe) hay dài hơn một chút là "Arriba, Abajoy a Centro" (Trên dưới và ngay giữa) thật vui...
Kết thúc chuyến tham quan hầmrượu, chúng tôi ghé qua một cơ sở sản xuất khác. Từ đây rượu sẽ được chuyển điđến mọi miền trên Tây Ban Nha. Ông chủ cơ sở này mở một nhà hàng nhỏ ngay trongkhu vườn trồng nho. Với một lát bánh mì nóng ăn cùng jamon (món thịt muối nổitiếng của Tây Ban Nha), nhâm nhi ly rượu ngay trong vườn nho, ngắm những cây nhođang ra trái dưới tiết trời mát mẻ, thấy không ao ước gì hơn nữa.
Hầm rượu là nơi trữ rượu nhưngcũng là chỗ mà người ta có thể thưởng thức một bữa tối. Một người bạn củaEduerdo mời chúng tôi đến bodega của gia đình anh. Họ đã chuẩn bị sẵn món thịtnướng, không ướp gia vị như ở Việt Nam mà chỉ rắc chút muối lên trước khi chothịt vào nướng. Mùi thịt nướng thơm khắp gian hầm và đương nhiên không thể thiếurượu vang Riojo. Một bữa ăn với không khí gia đình thật thân mật đã tạo cho thựckhách cảm giác thất sự yêu đời.
Theo Lê Thu Giang