Rửa rau không đúng cách chẳng những không làm sạch rau mà còn hao hụt dinh dưỡngcủa rau.

>>

Rửa dưới vòi nước

PGS.TS. Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệmBộ môn Ký sinh trùng - Đại học Y Hà Nội, khẳng định: Nếu rửa rau dưới vòi nướcchảy liên tục, nhiều lần, đảm bảo trứng giun sán, ký sinh trùng trên rau sẽbong, trôi đi hết.

Theo PGS Đề, người dân thường cóthói quen rửa rau trong chậu nước, phương pháp này chủ yếu là rửa sạch các chấtbẩn hữu cơ như đất, rác... còn rất khó để rửa sạch giun sán, ký sinh trùng trongrau. Vì thế, để đảm bảo rau được rửa sạch, trôi các loại ký sinh trùng, giun sántrên rau, mọi người có thể rửa rau dưới vòi nước chảy.

Rửa rau cũng phải đúng cách

Nếu rửa rau dưới vòi nước chảy liên tục, nhiều lần, đảm bảo trứng giun sán, ký sinh trùng trên rau sẽ bong, trôi đi hết

Cần rửa trực tiếp từng lá raudưới vòi nước chảy, vừa để nước chảy vừa dùng ngón tay vuốt dọc lá, thân rau làbiện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoáchất trừ sâu bám trên rau.

Còn mọi phương pháp như rửa raubằng nước muối, rửa thuốc tím đều không hiệu quả vì hai loại này đều không diệtđược ký sinh trùng, giun sán.

Tuy nhiên, rửa bằng phương phápnày vẫn còn một vài mầm bệnh không trôi hết được, chủ yếu là sán lá gan lớn.

Ấu trùng sán lá gan lớn cắm chắctrong các loại rau thủy sinh như rau muống, rau ngổ, rau rút... nên với các loạirau này không được ăn sống, phải nấu chín. Ấu trùng sán lá gan bị tiêu diệt hoàntoàn khi nấu chín và không gây hại gì đến sức khoẻ người sử dụng.

Ngoài ra, thói quen rửa rau bằngnước muối, thuốc tím hay mấy loại nước rửa rau chuyên dụng đang bán trên thịtrường cũng chỉ làm sạch vi khuẩn nhưng không loại được ký sinh trùng.

Với nồng độ muối và thuốc tím đểcó thể diệt được ký sinh trùng thì rau sẽ giập hết. Nếu rửa rau bằng máy ozonethì phải sử dụng một số lượng rau lớn như nhà hàng, quán ăn... vì phải dùng máyozone loại lớn, với tần số cao thì rau mới sạch, chứ máy ozone loại cá nhânkhông đạt hiệu quả là bao.

Thói quen sai lầm khi rửa rau 

Nhiều người cho rằng, rửa rau 3nước là sạch. Theo tiến sĩ Phan Thanh Tâm (Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Sau thuhoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) thì cách rửađó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùnghay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thựcvật... mà mắt thường không nhìn thấy.

Rửa rau cũng phải đúng cách

Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi... cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác

Các loại rau gia vị như hành, thìlà hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi... cũng cần phảirửa sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ cóthể tưới phân tươi... nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.

Theo các chuyên gia, rau ăn đượcchia làm 4 loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễmnguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

Chẳng hạn, các loại rau ăn láđược xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứanhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá.

Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơnrau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ănquả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách lithuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Vì thế, hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nilon chovào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừacó thời gian để thuốc phân hủy.

Các loại rau quả cần ăn ngay nênrửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủlạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.

Theo PNVN