Sự thật của ly cà phê!
Thói quen của rất nhiều người dân là sáng sáng hớp một ngụm cà phê, hẹn hò bạnbè cũng cà phê, khi căng thẳng hay buồn ngủ cũng tìm đến cà phê. Rất nhiều ngườivốn chỉ uống theo thói quen mà không hề biết rằng thứ cà phê đó thực chất chỉ làhỗn hợp gồm bột bắp, đậu nành rang cháy và hương liệu hóa chất độc hại.
Trên thị trường hiện nay, giá bán của cà phê nhân dao động từ 50-55.000 đồng/kg.Với 1 kg nhân cà phê chỉ pha chế được 0,7 kg cà phê bột. Giá cà phê cao như thếnhưng nhiều hãng cà phê chào hàng với giá cũng chỉ 55 - 60.000 đồng/kg cà phêbột. Nếu tính cả chi phí nhân công, nhãn mác, bao bì, tiếp thị, vận chuyển… thìchắc hẳn các hãng cà phê này sẽ lỗ to. Vậy họ kinh doanh kiểu gì?
Hiện nay, khó thống kê được có bao nhiêu đơn vị sản xuất cà phê bột, chỉ biếtrằng lượng cà phê và lượng người uống mỗi ngày là rất lớn. Thế nhưng, có mộtlượng không nhỏ cà phê đang được chế biến bằng… bắp và đậu nành. Sẽ là vô hạinếu những thứ đó được chế biến bình thường, nhưng đằng này chúng được sấy cháyđen thành… than rồi mới tẩm ướp, sau đó đóng gói và tung ra thị trường.
Sau rất nhiều lần tìm hiểu, cuối cùng chúng tôi được một người có tiếng trongnghề pha chế cà phê “bật mí” công thức chế cà phê rởm. Càng rùng mình hơn khitận mắt chứng kiến các lò chế biến cà phê dơ bẩn và truy tìm được nguồn cung ứngcủa các loại hóa chất độc hại làm hương liệu trong pha chế cà phê.
Rùng mình “công nghệ” pha chế
Đồng Nai được xem là nơi có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến cà phê, cung cấpkhông chỉ cho khu vực Đông Nam Bộ mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước; thậmchí tràn sang cả thị trường Campuchia. Những cái tên như cà phê X.L, H.K, Đ.N,T.Đ… không thương hiệu nhưng lại len lỏi vào rất nhiều quán lớn, nhỏ.
Qua giới thiệu, chúng tôi được tiếp cận với ông Nguyễn T.C. (ngụ ở phường TânHòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Ông là tay pha chế cà phê có kỹ thuật bậc nhất ởvùng này. Rất nhiều ông chủ ở Đồng Nai, TPHCM mời ông về pha chế. Ban đầu ôngnhận lời nhưng sau này phát hiện các ông chủ chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà đánhmất bản sắc cà phê nên ông không hợp tác nữa.
![]() |
Bắp, đậu nành được rang cháy đen, dùng làm nguyên liệu chính trong sản xuất “cà phê” |
Ông C. chobiết, những năm 80, các nhà rang xay càphê cho khoảng 10% bắp rang để lấy độkeo cho cà phê, còn lại là cà phê thứthiệt. Rồi trong quá trình chế biến,không biết ai đã “phát minh” ra đậu nànhcó thể thay thế cà phê! Càng ngày tỷ lệthay thế này càng nhiều vì lợi nhuận củacác nhà sản xuất và các chủ quán càphê. Các chủ quán hẳn cũng biết tất cả,nhưng vì lợi nhuận, họ mua cà phê vớigiá càng rẻ càng tốt, khiến người sảnxuất không cách nào khác là phải hạ giátối đa. Và tất nhiên, đi kèm là phải hạchất lượng.
Đem 2 ly cà phê ra, ông C. cho biếttrong 2 ly này, 1 ly cà phê “xịn” và 1ly đã pha chế tạp chất. Bằng kinh nghiệmnhiều năm trong nghề, chỉ cần hớp mộtngụm ông C. biết ngay ly bên phải là càphê thứ thiệt, còn ly bên trái là cà phê“dỏm”. Sau đó ông “biểu diễn” cách phachế ly cà phê “dỏm” với hương vị, màusắc… y chang như gói cà phê mà mấy nhânviên chào hàng đem đến.
![]() |
Bắp sấy cháy này được xay thành bột trước khi tẩm hóa chất, hương liệu |
Tiếp tục,ông C. mang ra một ít bột bắp, bột đậunành cháy cùng đủ các loại hóa chất,hương liệu. Ông C. bảo, tùy theo sởthích của mỗi người mà mình có thể phânchia tỷ lệ cà phê - đậu nành - bắp - hàmlượng hóa chất, phụ gia một cách linhhoạt.
Ai muốn đắng thì thêm đậu nành cháy,muốn nhiều bọt thì thêm xút, thơm thì“đôn” hương liệu… Cân đo, đong đếm vàiphút, ông C. đã có một hỗn hợp gọi là càphê không khác gì gói cà phê mà nhânviên chào bán mang đến quán của ông.Theo ông C., người Việt mình có thóiquen thích uống một ly cà phê phải đậm,đắng, sánh, bọt, thơm và... rẻ tiền. Vìvậy, các chủ quán mua sản phẩm cà phêtheo tiêu chí này.
Ông C. cho biết, có cả hàng chục loạihóa chất, hương liệu để làm cà phê“dỏm”. Theo đó, để có màu đậm thì ngườisản xuất phải bỏ màu caramel, muối, đậunành; vị đắng thì phải có đậu nành rangcháy, đường thắng tới cháy, thuốc tây cógốc quinin; sánh thì tinh bột, chất tạođặc như CMC; bọt thì tất nhiên là chấttạo bọt công nghiệp; mùi thơm thì phảicho rất nhiều hương liệu… tinh sữa, tinhca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp,đường hoá học, bột vani… Những hóa chấthương liệu này hiển nhiên đều là chấttạo màu, tạo mùi công nghiệp, nguy cơgây hại cao.
![]() |
Hỗn hợp bột bắp, đậu nành và hương liệu tạo thành “cà phê” |
Nếu tính cảnhân công sấy, xay, đóng gói, bao bìnhãn mác… thì giá một kg cà phê bột cũngđã lên đến hơn 100.000 đồng. Nhưng trênthị trường hiện nay, đa phần các điểm bỏsỉ cà phê đều với giá từ 50-60.000đồng/kg.
Ông C khẳng định: “Với giá nhưvậy thì chỉ có bột bắp và đậu nành chứ cà phê gì mà rẻ đến vậy”. Cơ sở để ông C.nói “chắc như đinh đóng cột” là bởi theo tính toán của ông, hiện giá đậu nành13.000 đồng/kg và bắp 9.000 đồng/kg. Như vậy, hỗn hợp bột bắp, đậu nành, hươngliệu, có thể có thêm chút cà phê nguyên chất mà bán đến 50-60.000 đồng/kg thìcác cơ sở sản xuất cà phê kiểu này đã lời gấp 2, 3 lần rồi.
Các cơ sở sản xuất cà phê “dỏm” đã đánh vào tâm lý các quán cà phê là chuộnghàng rẻ để thu lời nhiều. Mặt khác, do người tiêu dùng đã uống rất lâu “cái gọilà cà phê” nên họ không còn nhớ vị cà phê nguyên thủy nữa, nên có một thực tế lànhững người không tinh miệng sẽ... chê sản phẩm cà phê nguyên chất. Điều này làmđau đầu những nhà sản xuất có lương tâm!
“Vì vậy, để hạn chế tác hại của “cà phê bẩn”, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùngthì ngoài sự ra tay của các cơ quan chức năng còn cần sự góp sức của chính ngườitiêu dùng. Và cần lắm những nhà sản xuất có đạo đức, lương tâm” - ông C. thở dàikết luận.
Theo Công Quang - Đức Luật
Dân trí