Giữa mênh mông kỷ niệm về thờihọc sinh, sinh viên, lũ chúng tôi còn có ký ức hồn nhiên bên bếp lẩu Sài Gòn đểbây giờ vẫn bùi ngùi nhớ về...

Chiều nay nhận được e-mail củanhỏ bạn thân đang ở xa nửa vòng trái đất. Trong nhiều câu chuyện về thời "Nhấtquỷ, nhì ma, thứ ba học trò", nhỏ không quên hỏi thăm cả nhóm còn giữ thói quenghé quán lẩu như ngày trước không.

Nhỏ viết: "Trong nỗi nhớ quêhương, tao luôn đau đáu về một hương vị vừa gần gũi vừa đậm đà của món lẩu, màybiết không!". Nhỏ nói đúng, bởi chúng tôi đã có quá nhiều kỷ niệm về những buổichiều tan học, cả nhóm rủ nhau tự thưởng món lẩu bình dân.

Lẩu dân dã

Vào những năm của thập niên 80,chúng tôi là học sinh nhạc viện. Thời đó, cứ đến đợt lĩnh học bổng gồm thịt,gạo, nhu yếu phẩm và khoảng 40 đồng, chúng tôi chất chiến lợi phẩm lên xe đạpchở về nhà và không quên xin bố mẹ giữ lại vài đồng để góp với nhóm bạn đi ănlẩu. Quán lẩu chúng tôi thường ghé vào mỗi tháng là lẩu dê Ba Nga (trên đườngNguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp.HCM). Gọi một cái lẩu lớn, cả nhóm xì xụp húp lấy húpđể. Vị ngọt của miếng thịt dê quyện với mùi thơm của vắt mì trứng và vị bùi củakhoai môn làm nức lòng cả đám học trò đang tuổi lớn xem lẩu dê như món xa xỉ.

Còn nhớ, lúc ấy mỗi nồi lẩu kèmtheo một đĩa mì chỉ có vỏn vẹn sáu vắt. Ở cái tuổi đang sức ăn như chúng tôi, lẽdĩ nhiên đĩa mì chẳng thấm vào đâu. Gọi được hai đĩa coi như hết tiền, bởi đểtrả tiền một đĩa mì tại quán, chúng tôi có thể mua được cả gói mì hai mươi bốnvắt ở chợ.

Sài Gòn lẩu

"Trong cái khó ló cái khôn", mộtđứa trong bọn nảy ra sáng kiến chỉ gọi một đĩa cho có lệ, còn lại mua mì đểtrong cặp đi học. Cứ như vậy, nước lẩu hết thì xin thêm không phải trả tiền. Thếnhưng, chúng tôi làm sao có thể lôi cả gói mì ra trước mặt bà chủ quán? Thế làcảm đám canh chừng khi nhân viên phục vụ đi khỏi, một đứa mở cặp lấy sau vắt mìbỏ vào nồi lẩu và chia đều cho cả nhóm. Cả bọn nhìn nhau tủm tỉm cười.

Chẳng biết và chủ quán có để ýhay không hay giả vờ không biết để lũ học trò lúc nào cũng được một bữa căngbụng.

Thế đấy, món lẩu dê đã theo chúngtôi vào cả giảng đường đại học, đến khi biết yêu... để mỗi lần có điều cần chiasẻ, tâm sự, cả nhóm lại hẹn nhau ra quán lẩu dê Ba Nga... Câu chuyện bên nồi lẩucủa chúng tôi cứ kéo dài bất tận. Chẳng biết có phải món lẩu dê quán Ba Nga ngonhay những câu chuyện của chúng tôi đầy thi vị mà hương vị lẩu cứ quấn quýt, nhớmãi...

Lẩu nhượng quyền

Thời gian dần trôi, lũ chúng tôimỗi người một hướng, mỗi kẻ một hoàn cảnh. Những dịp họp mặt cùng nhau ít đinhưng vẫn không quên món lẩu. Sài Gòn bây giờ quán lẩu, nhà hàng lẩu mọc lên nhưnấm và đa phong cách. Người Sài Gòn ăn lẩu quanh năm, từ mùa hè nóng nực đến mùamưa dầm.

Hấp dẫn nhất của món lẩu là đủcác loại rau, đậm chất vùng miền. Bông so đũa là hương vị không thể thiếu tronglẩu cá bông lau chua cay, cải xanh, bông điên điển rất bắt với lẩu mắm, rau đắngvà lá giang "chuyên trị" lẩu cá kèo... Bởi thế, các quán lẩu bình dân như lẩu cákèo trên đường Bà Huyện Thanh Quan, Sư Thiện Chiếu, lẩu đuôi bò Ngô Thời Nhiệm,lẩu dê Cường Tàu, Bảy Hồng... lúc nào cũng đông khách.

Lẩu không đơn giản chỉ là món ăndân dã như trước mà đã được nâng cấp để phù hợp với nhiều đối tượng.

Bên cạnh làn sóng nhượng quyềnthương hiệu, nhiều nhà hàng lẩu mang thương hiệu quốc tế cũng du nhập vào ViệtNam. Có nhà hàng thiết kế cả tiệc buffet lẩu như Seoul Garden được nhượng quyềntừ hệ thống cùng tên đã có mặt ở Singapore, Malaysia, Indonesia. Hàng trăm mónchế biến theo khẩu vị châu Á, thiết kế bếp áp dụng công nghệ không khói nên thựckhách không cảm thấy ngột ngạt dù lẩu trong phòng máy lạnh.

Tùy theo nước lẩu như kim chỉ cóvị cay, tom yum có vị chua và cay... bạn có thể chọn các món phù hợp như bò SzeChuan, bò xá xíu, gà Teriyaki, gà Bulgogi...

Muốn thưởng thức đúng khẩu vị củamón lẩu, bạn phải tìm đúng nước sốt phù hợp. Đến nhà hàng Coca Suki (nhượngquyền từ Thái Lan), thực khách không thể bỏ qua món lẩu có vị cay nồng của ớt,của tôm sú bóc vỏ, nấm rơm, cà chua, sả, riềng, rau muống... Còn gì thú vị bằngviệc nếm ít nước lẩu, xuýt xoa vì cảm giác tê tê đầu lưỡi, vị cay nồng xộc lênmũi, hít hà...

Nếu thích không khí chuyển độngcủa lẩu băng chuyền, bạn có thể đến chuỗi nhà hàng lẩu Kichi - Kichi (nhượngquyền từ Nhật Bản). Ở đây, bạn có thể tự chọn nước lẩu Tứ Xuyên, lẩu Thái, lẩunấm... Sau đó, cho các loại thịt bò, tôm, cá viên, bò viên, mực viên, đùi gà,các loại rau củ... lấy từ băng chuyển vào nồi lẩu để thưởng thức. Ăn lẩu kiểunày, bạn sẽ biết được nhiều hương vị lẩu hơn, mỗi người được tự do lựa chọn theoý thích.

Không chỉ đánh vào tâm lý chuộngmón ăn cao cấp của đã số người dân thành thị, lẩu nhượng quyền còn đề cao nhữngmón có lợi cho sức khỏe. Hệ thống nhà hàng lẩu nấm thiên nhiên Ashima nổi tiếngvới ba mươi loại nấm, mỗi loại được xem là một vị thuốc. Nấm gan bò Mỹ vị béo,có tác dụng thanh nhiệt. Nấm tiên tốt cho hệ tiêu hóa và làm đẹp da...

Cũng mang tính bổ dưỡng, lẩuKichoo (nhà hàng lẩu Shabu Kichoo) với nước dùng được hầm từ xương ống, kết hợptáo tàu, nhãn khô, kỷ tử, thảo quả và nhân sâm Hàn Quốc có tác dụng tăng sinhlực, tăng trí nhớ, chống stress, làm trẻ hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Lẩu đã trở thành món ăn thờithượng, được biến tấu đủ mùi đủ vị và phân cấp rõ rệt.

Nhiều quán lẩu mang phong cáchkhác nhau bắt đầu xuất hiện và tập trung tại Sài Gòn, một thành phố đã dạng, nétvăn hóa. Biết có mấy người như chúng tôi vẫn mê hương vị lẩu bình dân, một hươngvị rất Việt Nam.

Vẫn nhớ hương vị xưa

Thi thoảng, cả gia đình tôi ghéquán lẩu vào dịp cuối tuần. Dù lẩu ngày nay được nâng cấp thành những món ngonlạ, cao cấp nhưng với tôi, nồi lẩu của thời học sinh, sinh viên vẫn mang nhiều ýnghĩa nhất, bởi nó gắn liền với những buồn, vui và chất chứa biết bao kỷ niệmcủa chúng tôi.

Nhóm chúng tôi vẫn giữ thói quenhọp mặt ở một quán lẩu bình dân nào đó. Ngồi quanh bếp lẩu, vừa thưởng thứchương vị ngọt ngào vừa ôn lại những kỷ niệm xưa. Ngồi quanh bếp lẩu, gạt bỏ hếtnhững muộn phiền của cuộc sống, bỏ hết những khoảng cách giữa người giàu, ngườinghèo, bỏ hết những chức vị quan trọng... để hoài niệm lại có một thời chúng tôiđã sống và trưởng thành cùng nhau.

Đó còn là lúc mỗi đứa được dịp sẻchia những nỗi buồn vui trong cuộc sống hiện tại, để nhận được biết bao lời độngviên chân thành của chúng bạn. Đó là lúc chẳng đứa nào muốn chia tay nhau, cứnấn ná: "Thôi, ngồi thêm chút nữa đi, lâu quá chẳng gặp nhau"...

Tít... tít... tít... "Cuối tuầngặp ở quán lẩu cá kèo Bà Huyện nha!". tin nhắn của thằng bạn thân vừa gửi đến.

Theo Trọng Bảo
Sài Gòn lẩu