Có những khi, đứa trẻ trong anh bật khóc

"Nhìn thấy đứa bạn bị mẹ ép ăn phở buổi sáng, nó không ăn, mẹ nó tát. Còn mình, bụng đói rã đi học. Khi ấy, nước mắt tôi không chảy thì lúc nào nó chảy. Nhưng chảy mãi ra ngoài, rồi nó tự chảy vào trong", Võ Hoài Nam chia sẻ về cuộc đời mình những ngày còn bé.

Ít ai biết, đằng sau vẻ ngangtàng, thẳng thắn và bụi bặm ngoài đời của “cảnh sát hình sự” Võ Hoài Nam là mộtquá khứ tuổi thơ khóc nhiều đến mức nước mắt chảy ngược vào trong.

Võ Hoài Nam hẹn tôi tại nhà,cũng là quán nhậu Bạn Tôi (Hà Nội), nơi vợ chồng anh và ba đứa con xinhxắn sống cùng ông bà ngoại. Thấy tôi đến, anh dắt giúp chiếc xe máy sangbên đường. Tôi và anh, mỗi người một cốc trà đá lớn, ngồi phòng ngoài. Phíatrong nhà, bố mẹ vợ anh đang chuẩn bị món ăn để buổi trưa bán cho kháchhàng.

Tám năm rời xa phim ảnh, gặplại Võ Hoài Nam ở đời thực, vẫn thấy cái chất ngang tàng, thẳng thắnvà bụi bặm ở người đàn ông này không bớt đi tí nào.  Anh nói: “Tôi từ chốibáo chí nhiều, nhưng nếu đã hẹn gặp thì chẳng giấu gì. Chị muốn nóichuyện gì cũng được”.

Không dạy con theo kiểu ngườicó học

Anh không nhận lời mời thamgia bất kỳ bộ phim nào 8 năm nay, chỉ chăm chú vào công việc kinh doanh, liệucó đủ tiền nuôi con không?

Mở quán này, về kinh tế thì chúngtôi yên tâm, không phải nghĩ gì nhiều, rất thoải mái. Sinh chúng nó được,mình phải nuôi được chứ. Chỉ tính riêng tiền sữa của ba đứa đã gần chụctriệu đồng một tháng. Cái khốn của nhiều gia đình Việt Nam là không có tiềnthì dễ mất hạnh phúc, lúc có tiền thì sinh hư. Nên tôi cố gắng để gia đình mìnhkhông sinh hư và cũng không mất hạnh phúc.

Có những khi, đứa trẻ trong anh bật khóc
Võ Hoài Nam

Có khi nào anh chị cãi vã nhauvì chuyện kinh tế eo hẹp không?

Có. Cãi nhau thì một tuần vàilần, nhiều khi ức lắm, chị ạ! Nói ra cũng khó. Vợ tôi tính hay quên, ví dụ nhưchuyện đếm tiền. Cô ấy ngồi đếm đến 2 giờ sáng, tôi hỏi được bao nhiêu, cô ấyquên mất, phải ngồi đếm lại. Còn tôi không biết đếm, mà cũng không mua máy đếmtiền, cứ kệ để cho cô ấy làm việc này. Suốt ngày hai đứa cứ cãi nhau về chuyệnđếm tiền (cười).

Từ lúc mở quán đến giờ, tôi chẳngbao giờ quan tâm đến tiền nong, buôn bán lỗ lãi được bao nhiêu. Nhiều lúc kháchgọi: “Anh Nam, em gửi (trả) tiền”, tôi khoát tay: “Anh không biết, chờ chị màyra rồi tính”. Tôi không thích dính đến tiền bạc, chỉ trông xe, trông quán vàuống rượu tiếp khách.

Bán hàng bận rộn, khách khứađông đúc, vậy ai chăm sóc đám trẻ?

Cả nhà đều chăm sóc. Quan điểmnuôi con của tôi thế này, không cấm con không được biết thứ gì. Như môi trường ởnhà bán hàng quán, các chú là khách thế nào, tôi đều cho chúng tiếp xúc,nhưng phải biết tôn trọng người lớn. Những tay nghiện ngập đi qua quán, tôi đềuchỉ cho các con thấy.

Sau này chúng lớn, nếu thích uốngrượu hay hút thuốc lá, tôi sẽ cho thử hết, sau đó nói với con mặt xấu và tốt,để chúng tự sàng lọc. Chứ tôi không rình con hút thuốc lá, uống rượu để đánhnó.

Môi trường quán nhậu khá phứctạp, anh không sợ con mình dễ học theo những điều xấu?

Nhiều lần, có khách hàng xămtừ cổ xuống chân đến quán, tôi nói với Sếu: “Các chú ấy xăm như vậy không cógì đáng sợ, cũng không có gì sang trọng cả. Các chú xăm vì công việc, vì nghĩnhững hình đó đẹp. Bố cũng xăm vài chỗ đây, đau lắm con ạ. Ngay như chiếc đũaấn vào da con, con còn thấy đau, huống hồ cây kim đâm vào người. Chỉ khicó sự kiện gì đó cực kỳ ấn tượng, không muốn nó phôi phai, người ta mới nghiếnrăng xăm, mà xăm cũng ốm sốt mất mấy ngày đấy”. Tôi cứ bâng quơ, ba lăng nhăng,nhưng thằng bé hiểu.

Khách người nào thích chửi bậy,người nào hay nhậu say, người nào thích đánh nhau, con trai tôi đều biết hết.Sếu hay kể chuyện lớp học, bố mẹ bạn T. chia tay nhau, bố bạn T. hayđến quán của tôi uống rượu. Sếu có vẻ ghét chú ấy. Tôi nói chuyện vớicon: “Bố bạn T. là người tốt, nhưng vì lý do nào đó, bố mẹ bạn ấy khôngsống chung với nhau. Tuần này bạn T. sống với mẹ, tuần sau sống với bố, vậykhổ lắm con ạ”. Đôi khi tôi tâm sự thêm: “Ba mẹ cũng rất khổ, thức khuya dậysớm, một ngày đưa ba đứa đi học mười mấy vòng. Nhà mình bán hàng, bố mẹ khôngthể lúc nào cũng ngồi cạnh xem các con học nên các con phải tự cố gắng. Con baNam không cần thiết không được chửi bậy hay bạn đánh mà chẳng được đánh lại,nhưng con ba Nam phải học giỏi”.

Tôi với con cứ rủ rỉ vỗ đùinói chuyện như hai anh em vậy. Những gì chưa hiểu hết, thằng bé cũngcảm nhận được điều này, điều kia có khiến bố mẹ buồn hay không.

Không giấu gì chị, tôi thừa sứccho con học trường quốc tế. Nhưng để con vào đó, chúng chẳng khác gì con gà gô,cứ lơ ngơ như bò đội nón. Tôi cho con học trường làng. Tôi nghĩ, đào tạomột con người trước hết cần đào tạo bản lĩnh cho nó.

Đó là với cậu con trai lớn,còn hai cô con gái, anh dạy dỗ thế nào?

Đầu tiên tôi dạy chúng không íchkỷ, phải biết chia sẻ chăn đắp cho bạn, về nhà phải biết nhường nhịn nhau.Nhưng ôi giời ơi! Nhiều lúc mình làm quan tòa căng đầu, cả ba đứa chí chóenhau ấy chứ. Phân tích, mắng, mà đứa nào cũng có lý lẽ riêng.

Nếu nói hết lời mà các con vẫnkhông nghe, anh có bao giờ đánh không?

Chúng nó không chịu nghe lời,mình cứ cầm mắc áo để đánh vào mông là nghe hết ngay (cười). Anh em chúng chỉ sợmắc áo thôi. Nhưng tôi không đánh nhiều, phải biết kiềm chế chứ. Trước khiđánh con, tôi phải mắng vài câu thật to để giảm bớt cơn tức. Vì nếu không làmthế, chắc tôi đánh chúng chết mất.

Tôi không dạy con theo kiểu ngườicó học, khi con mắc lỗi thường đưa chúng vào phòng nhắc nhở, răn đe. Con cái ởtuổi cấp I là phải đánh vào đít, phải đe nẹt. Ăn cơm mà cứ nhai tọp tẹp là tôimắng ngay. Ngay từ bé mà không được răn đe thì nguy hiểm lắm.

 Vợ có thai, tôi mới cưới

Có những khi, đứa trẻ trong anh bật khóc
Gia đình hạnh phúc của Võ Hoài Nam

Anh có thấy tiếc khi để vợ,một diễn viên múa, phải lao vào bếp với đủ mùi thức ăn, đầu tắt mặt tối suốtngày?

Nếu là một người vô trách nhiệm,tôi sẽ đi làm phim suốt. Nhưng tôi đã ở nhà cáng đáng những việc không ai lođược. Ví dụ như khách khứa lộn xộn, lưu manh giang hồ, mình còn trấn được. Nhìntôi loanh quanh trông xe thôi nhưng oai ra phết đấy (cười).

Làm chủ quán, anh có haynhậu với bạn bè không?

Uống biết là có hại, nhưngnhiều lúc công việc không uống không được. Tôi cũng là đứa uống đượcrượu, 13 tuổi đã biết rồi. Quan trọng là mình có nát hay không thôi.

Vợ anh có phàn nàn nhữngtật xấu của chồng không?

Tôi thấy cô ấy gật đầu hàilòng nhiều hơn lắc, 90% là gật. Khi chúng tôi yêu, sống thử với nhau 3năm, ăn chịu từng gói mì tôm, thậm chí chờ đến cuối tháng có lương đểtrả mà cũng không đủ. Xe máy nhiều lúc không đi vì chẳng có tiền đổxăng. Hai đứa “cởi truồng” với nhau để sống, từ tư tưởng, quan điểm đếncách sống. Chứ không phải một tuần gặp một lần để chưng những cáibóng lộn ra với nhau.

Anh chị yêu nhau khi nào?

Năm 1996, lúc ấy tôi vẫn đangđóng phim. Cô ấy là trung úy công an, làm diễn viên múa ở đoàn nghệthuật. Tôi biết học nghề này cực kỳ vất vả, mà nghiệp múa rất lớnvới cô ấy. Yêu cầu vợ bỏ nghề đúng là tôi ích kỷ. Nhưng nếu tiếp tụctheo, sau này cô ấy sẽ mất đi gia đình, như vậy đau hơn.

Vợ tôi hiểu, tự bỏ nghiệpmúa. Còn nếu cô ấy không nhận ra điều đó, tôi đã là người ra đi rồi(cười). Vì lúc ấy chưa cưới, con cũng chưa có, sống còn phải ăn chịumì tôm, chẳng ai ràng buộc ai. Nghĩ lại, thấy vợ tôi cũng liều, nhưngđúng. Nếu không giờ mấy mặt con, vợ đi diễn, chồng đi diễn, ắt phảicó xung khắc. Lúc đó tan nát còn đau đớn gấp tỉ lần.

Sao anh lại nghĩ theo chiềuhướng tiêu cực vậy?

Đường đời ga chợ dạy tôi, cóbao nhiêu gia đình bạn bè tôi đều như vậy. Tôi chẳng là cái gì, có phảiThánh đâu mà giúp vợ vừa làm nghệ thuật tốt vừa tránh được những cámdỗ cuộc sống. Nghệ sĩ hay xúc động, mà xúc động nhiều thành chuỗivà lâu dần trở nên hỏng. Tôi ích kỷ, vì tôi là chồng cô ấy.

Nói vậy, anh xem gia đình làưu tiên số 1?

Chính xác! Nếu thấy mối nguyhiểm nào đó dù ở rất xa, có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống giađình là tôi dẹp ngay. Tôi có một điều rất buồn cười, 3 năm ở với nhau,tôi chưa cưới. Bố mẹ vợ xuống Hà Nội rồi, tôi vẫn chưa cưới. Có nhàriêng, nhưng tôi đi ở nhà thuê và cũng chưa cưới. Tôi chỉ cưới khi cô ấycó thai. Và đúng khi vợ tôi có thai 3 tháng thì cưới.

Thật ra, tôi biết nhiềutrường hợp vô sinh nên lo lắng về bản thân vì mình chẳng ngoan ngoãn gì.Còn vợ tôi là con gái mới lớn. Tôi muốn lường trước để tránh đau khổcho nhau.

Kết hôn gấp như vậy, đám cướicủa anh diễn ra thế nào?

Đám cưới của chúng tôi vui,cứ như đóng phim, cứ như đùa. Kết hôn không xem ngày, thích thì cưới. Tínhtôi hay tùy tiện. Hai đứa ở với nhau đã lâu nên vợ tôi cũng không nônnóng, chỉ có bố mẹ vợ lo lắng.

Các cụ nói: “Mày phải cướiđi chứ, chửa to rồi”. Tôi hỏi lại: “Thế bố kết con rể chưa? Thế muốncưới chưa?”. Cụ bảo: “Kết rồi”. Tôi quyết định đúng 1 tuần sau làcưới, các cụ bảo: “Ối từ từ, nhanh thế!”. Tôi nói: “Không từ từ, hômnay Chủ nhật, đúng Chủ nhật tuần sau cưới”. Bạn bè cũng ngạc nhiênkhông biết vì sao tôi lấy vợ. Đời có bao nhiêu thú vui, sao lại đi tìm cáivui vớ, vui vẩn.

Sự tổn thương trong tôi nhưcái rãnh, khoét dần thành hào

Bố mẹ có thất vọng về anhkhông khi một đứa con 8 tuổi đã biết hút thuốc lá, 13 tuổi đã đi bụi?

Chính tôi mới ít gây phiền chohọ  nhất. Bố mẹ chia tay lúc tôi 2 tuổi, chính vì thế mới có Võ HoàiNam ngồi trước mặt chị. Nếu không, biết đâu tôi lại là một thằng tríthức, nói chuyện 10 câu, 3 câu tiếng Việt, 7 câu tiếng Anh.

Bố mẹ không quan tâm đếnanh?

Có thể có hai giải thích: Mộtlà bố mẹ tin tưởng tôi. Hai là người này giận người kia rồi bỏ mặc tôi.Tôi là sản phẩm hỏng, do vô ý sinh ra. Tôi không tìm hiểu lý do hai ngườixa nhau. Bố mẹ chia tay, tôi ở với bố. Hai người đều đi bước nữa, saunày tôi có ba đứa em con của bố và mẹ với người mới.

Sao anh không nói chuyện đểtìm hiểu lý do?

Người ta có khi ngồi với nhau5 phút còn không được huống gì chuyện khác. Khi đã là con của một giađình như thế, không nên tìm hiểu làm gì. Trong gia đình, nếu tìm ralỗi của bố mẹ, chẳng lẽ mình giận họ? Đồng ý là mình bị tổn thương,tổn thương từ hồi còn bé tí cơ, nhưng phải tự gánh chịu. Để cho“người ta” yên ấm.

Những ngày Tết đến nhà bạnbè, thấy họ có đủ bố mẹ, anh em quây quần, tôi lặng lẽ đi ra ngoài khócrưng rức vì không chịu nổi. Lúc đó, tôi chỉ muốn ai đó va vào mình đểđánh cho nguôi giận. Nỗi tức giận luôn thường trực trong tôi, nên nhữngnăm tháng còn là học sinh, nhiều đứa bạn vừa ghét vừa sợ tôi.

Đến giờ, anh còn giận bốmẹ không?

Người ta có lỗi gì đâu, họchỉ có lỗi với nhau thôi. Tôi nghĩ cuộc sống hôn nhân không hợp thì nênchia tay, nhưng với “sản phẩm” sinh ra, mình phải có trách nhiệm dù íthay nhiều. Đừng có sinh ra... (im lặng một lúc).

Sinh thì phải dưỡng, màdưỡng không dục thì đừng sinh nữa. Cái dưỡng, cái dục khủng khiếp hơnchuyện sinh nhiều. Tôi có thể có con với 100 người đàn bà nhưng cótrách nhiệm với 100 đứa con kia không lại là chuyện khác. Sự tổnthương trong tôi như cái rãnh, khoét dần thành hào. 

Tôi đi học, trong lớp thườngbị các bạn đánh giá này nọ. Nhìn thấy đứa bạn bị mẹ ép ăn phởbuổi sáng, nó không ăn, bị mẹ tát. Còn mình, bụng đói rã đi học. Khiấy, nước mắt tôi không chảy thì lúc nào mới chảy? Nhưng chảy mãi ra ngoàirồi nó tự chảy ngược vào trong. Những thiếu thốn, tổn thương cứ lớndần theo thời gian. Nhưng tôi lại lớn hơn nhờ những điều ấy. Và tôibiết giữ những gì mình đang có, để tránh tổn thương cho các con.

Có những khi, đứa trẻ trong anh bật khóc
 

Các em cùng cha khác mẹvà cùng mẹ khác cha của anh có hay hỏi thăm anh không?

Bên mẹ thì thi thoảng, còn bênbố thì coi như không có tôi tồn tại. Vì vợ sau của bố đối xử với tôinhư dân chợ trời. Ví dụ cả nhà đang ngồi ăn cơm, có họ hàng của mẹ kếsang chơi, dù trời đang mưa, tôi cũng phải bê bát cơm chạy ra ngoài. Vìmẹ kế không muốn cho gia đình biết bố tôi có con riêng. Có lần mẹ kế đánhtôi suýt chết. Khi ấy, bà bổ cả cái cuốc vào người tôi, may là tôitránh được.

Khoảng năm 1975, tôi vào Sài Gònở với ông nội. Ba năm sau, 13 tuổi tôi ra Hà Nội ở với bố, lúc ấy mẹ kếđang có thai. Ở tuổi 14, 15, tôi phải lăn lê ngoài ga Hà Nội, ga TrầnQuý Cáp, bến xe Kim Liên... Nếu không, tôi chết đói từ lâu rồi.

Ở với bố và mẹ kế được hơn 1năm, tôi vào ở với bác (anh trai bố) trong Đà Lạt (Lâm Đồng). Tôi họcchương trình bổ túc 2 năm 3 lớp rồi đi bộ đội 3 năm. Thời gian này bốkhông cho tôi một đồng để sống. Tôi phải tự xoay xở để lo cho mình. Đếnnăm 1986, tôi chấm dứt cuộc sống “giang hồ”, tiếp tục việc học rồi sau đótham gia phim ảnh.

 Tôi là thằng diễn xuất khôngcó thầy

Khán giả vẫn mong chờ anh trởlại với các vai diễn…

Tôi thấy để phấn đấu thành diễnviên có tên tuổi đã vất vả, nhưng có tên rồi mà còn đi đóng mấy thứ nhố nhăngthì còn khốn nạn hơn. Chị xem đi, phim truyền hình gần đây hầu như không cóphim nào ra hồn. Đồng ý mình đam mê nghề, nhưng nếu đi đóng phim, bỏ mặcvợ và ba đứa con ở nhà vài tháng thì không thể. Có những thứ mình cầnphải gạt bỏ, điều này không khiến tôi buồn. Niềm vui của tôi hiện giờ là giađình, vợ con.

Cuộc sống hiện nay, các giađình nghệ sĩ chia tay nhau ầm ầm. Chúng tôi ở với nhau hơn chục năm, có ba mặtcon, hạnh phúc vui vẻ. Tôi ngồi... gặm nhấm điều ấy là thấy sướng rồi.

Nghĩa là anh vui cảnh điềnviên mà quên nhiệm vụ của một nghệ sĩ ưu tú?

Có những khi, đứa trẻ trong anh bật khóc
Võ Hoài Nam trong phim Chuyện phố phường

Tôi chỉ tiết chế hơn để được cânbằng. Như bộ phim truyền hình Cảnh sát hình sự phần 1 tôi tham gia, là khiấy mới có thằng Sếu. Đến phim dài tập Chuyện phố phường, tôi không thể bỏđược vì nó hay quá. Còn mấy năm gần đây, có những kịch bản vài chục tập,tôi đọc đến tập thứ hai đã phải từ chối rồi. 

Có thể người ta đã quên Võ HoàiNam vì 8 năm nay tôi không làm diễn viên. Dù có vài nhà sản xuất phimtruyền hình dài tập mời nhưng tôi thấy các phim đó không đổi đượcnhững thứ tôi mất. Ví dụ như tôi đi đóng phim, khách của quán kém đi. Màtiền ai chẳng thích, mình còn phải nuôi con chứ.

Ít ra mình bị mất tiền, mấtthời gian bên con cái thì phải đánh đổi được nghệ thuật. Mà ở đây, khángiả xem phim là chê nên tôi không tham gia. Nhiều năm nay, tôi dừng đóng phimvì thấy suy nghĩ của mình vẫn hợp lý.

Anh cần một kịch bản nhưthế nào?

Thề với chị là từ xưa đếnnay tôi chưa đặt tiêu chí vai diễn cho mình. Làm việc gì, tôi cũng nghĩnó sẽ thất bại để mình không bị tổn thương. Nhưng khi việc gì thànhcông, dù nhỏ, tôi cũng thấy vui.

Là một diễn viên khôngđược đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào, từ đâu mà Võ Hoài Nam có đượcthành công trong diễn xuất?

Tôi là thằng diễn xuất khôngcó thầy. Thầy cô của tôi có thể là một người qua đường, kẻ ăn xin,nghiện ngập, ông cán bộ xách cặp đi làm... Tôi góp nhặt mỗi người mộtvẻ.

Thầy tôi là xã hội, bởitrường lớp không dạy đủ được. Ví dụ thế này, trên lớp, thầy giảng vềtâm lý nhân vật. Nếu phân tích giỏi lắm cũng chỉ được 50 hay 70%. Hoặccảnh người ăn xin bốc miếng cơm mốc xanh ngoài thùng rác cho vào miệng.Ông thầy từng ăn như vậy chưa, từng đủ đói để làm như vậy chưa mà dạytôi? Hay cảnh uống một cốc nước khi khát cháy, ông ấy đã đủ khát chưa?

Diễn viên Việt Nam bây giờrất thiếu thực tế. Tôi ngồi ở đây, thấy hàng trăm người “thầy” đilại. Ranh con chơi game 3 ngày không thay bộ quần áo đi qua, khuôn mặt nóthế nào. Đám đàn bà đánh mông choanh choách đi qua nhà, nếu không thấymình nhìn theo, khuôn mặt sẽ như thế nào... Ngồi quan sát cũng nhiều thứ buồncười lắm.

Cảm ơn anh đã chia sẻ.

Theo Mốt và Cuộc sống



  • Tang lễ Liam Payne
    Sao 
    15 giờ trước
    Gia đình, bạn bè và các cựu thành viên One Direction đã đến tiễn đưa Liam Payne trong hành trình cuối. Tang lễ ca sĩ được tổ chức tại nhà thờ thế kỷ 12 ở vùng nông thôn nước Anh, phía tây bắc London. Payne qua đời ở tuổi 31 vì ngã từ ban công khách sạn ở Argentina.
  • Lý do Miss International 2024 Thanh Thủy mang bộ mặt trắng bệch xuống máy bay
    Sao 
    15 giờ trước
    Trong cuộc phỏng vấn với VietNamNet, tân Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2024 Huỳnh Thanh Thủy đã có những chia sẻ thú vị về hành trình thi đấu và cuộc sống cá nhân.
  • Lễ ăn hỏi diễn viên Anh Đào
    Sao 
    1 ngày trước
    Sau khi đăng ký kết hôn, diễn viên Anh Đào và Anh Tuấn tổ chức lễ ăn hỏi ngày 21/11 tại quê nhà cô dâu ở Bắc Giang.
  • Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia
    Sao 
    1 ngày trước
    Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.
  • Bùi Khánh Linh gặp sự cố
    Sao 
    1 ngày trước
    Sự cố của Bùi Khánh Linh tại cuộc thi Hoa hậu Liên lục địa 2024 đang tổ chức ở Ai Cập gây tranh luận trên các diễn đàn sắc đẹp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.