Nghệ sĩ Đức Hải nợ công chúng một lời xin lỗi'

Văng tục, làm clip phản cảm hay quảng cáo sản phẩm kém chất lượng trên trang cá nhân, là chuỗi sự việc phản ánh lỗ hổng trong nhận thức của nhiều nghệ sĩ hiện nay.

Số đông hiện nay đều có tài khoản mạng xã hội, nhiều người rời công việc chuyên môn là cầm ngay điện thoại và nếu rảnh hơn thậm chí còn không rời máy khỏi tay. Và cầm điện thoại là vào mạng xã hội. Để thấy mạng xã hội đang "nhấn chìm" số đông như thế nào.

Thế nhưng, rất nhiều người đã và đang hớ hênh, sơ sẩy trên mạng xã hội. Sự hớ hênh này được hiểu là suy nghĩ không thấu đáo, thích gì làm nấy, thích gì nói nấy và đôi khi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Và đáng tiếc hơn là sự hớ hênh đôi khi lại đến từ chính những nghệ sĩ, người nổi tiếng, có ảnh hưởng trong xã hội

Thói quen "tự nhiên chủ nghĩa" của nghệ sĩ

Trường hợp của nghệ sĩ Đức Hải mới đây là một ví dụ. Khi báo chí đăng tải về trường hợp của Đức Hải tôi rất ngạc nhiên. Ở cương vị một nhà giáo, đang giữ chức phó hiệu trưởng một trường đào tạo các chuyên ngành về văn hóa nghệ thuật, việc Đức Hải làm clip khẩu trang phản cảm (bằng quần jeans - PV) và vướng vào lùm xùm về việc phát ngôn trên mạng là điều hoàn toàn không nên.

Một nhà giáo dù ở bất cứ môi trường nào cũng cần sự chỉn chu và mẫu mực. Về phát ngôn dung tục trên trang cá nhân của nghệ sĩ Đức Hải, theo tôi được biết, hiện vẫn trong quá trình điều tra. Nghệ sĩ Đức Hải có nói đó là con nuôi viết, không phải anh. Thế nhưng trước đó, Đức Hải đã có những video phản cảm, trong đó có video chiếc khẩu trang được "chế tác" từ một phần của chiếc quần. Đây không thể là hành xử của một người nổi tiếng, càng không thể là hành xử của một nhà giáo.

Nghệ sĩ Đức Hải có phần mơ hồ với mạng xã hội và không lường được sự nguy hiểm của nó.
 

Nghệ sĩ Đức Hải nợ công chúng một lời xin lỗi-1

Nghệ sĩ Đức Hải có phần mơ hồ với mạng xã hội và không lường được sự nguy hiểm của nó.

Ở góc nhìn của mình, tôi cho rằng những hành xử trên mạng xã hội của nghệ sĩ Đức Hải chỉ là sai lầm bột phát. Tôi không rõ con người của anh ngoài đời, nhưng tôi suy đoán, anh "chế tác" video khẩu trang làm từ quần, có lẽ đơn giản nghĩ rằng nó vui nhộn, hài hước. Nghệ sĩ Đức Hải có phần mơ hồ với mạng xã hội và không lường được sự nguy hiểm của nó.

Mỗi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm về những gì mình đăng tải trên trang cá nhân. Hệ quả của vài dòng viết dung tục, phản cảm trên Facebook đã khiến nghệ sĩ Đức Hải hiện đối mặt với việc bị miễn nhiệm chức hiệu phó. Sự việc cho thấy mạng xã hội không phải là kênh giải trí để vui chơi, vô thưởng vô phạt nữa, mà hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến uy tín và sự nghiệp của một con người.

Đọc nhiều bài đăng của các nghệ sĩ hiện nay trên trang cá nhân của họ, tôi thấy điểm chung là thiếu tư tưởng, có phần tự nhiên chủ nghĩa. Một số nghệ sĩ rõ ràng đang tự tin quá với nổi tiếng của mình, lại cộng thêm được một bộ phận người hâm mộ tung hô, nên hành xử quá tự do và cảm tính.

Hiện, hầu hết giới nghệ sĩ đang sử dụng trang cá nhân như một kênh phát ngôn chính thức, chia sẻ cuộc sống riêng, họ dùng mạng xã hội để giao lưu, gần gũi với người hâm mộ, nhưng nhiều nghệ sĩ lại đang dùng mạng xã hội khá "hồn nhiên", thiếu đội ngũ chuyên nghiệp tư vấn. Trong khi đó, cơ quan, hội nhóm quản lý nghệ sĩ cũng lỏng lẻo, không có những biện pháp, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời.

Đức Hải là nghệ sĩ nằm trong hệ thống quản lý giáo dục, do vậy, việc truy vết và kỷ luật không khó. Trong khi, nhiều nghệ sĩ tự do khác vẫn đang sẵn sàng chửi bới, văng tục, làm điều phản cảm trên mạng xã hội nhưng không hề phải nhận những chế tài xử lý.

Trước sự việc của nghệ sĩ Đức Hải, rất nhiều nghệ sĩ khác từng bị khán giả chỉ trích vì phát ngôn phản cảm. Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nghệ sĩ sử dụng trang cá nhân, phát ngôn, đưa tin sai sự thật làm hoang mang dư luận. Nhiều nghệ sĩ, nhiều "người nổi tiếng" không ngại dùng trang cá nhân để chửi bới, xúc phạm, thóa mạ, lật tẩy scandal của nhau.

Tràn lan nhiều nghệ sĩ nổi tiếng hiện nay còn sử dụng trang cá nhân để quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thậm chí còn tiếp tay cho lừa đảo, nhưng không hề nhận thức được trách nhiệm và khi báo chí vào cuộc, vẫn có nhiều "ngôi sao" không có lời xin lỗi đến khán giả.

Sự sa lầy trên mạng xã hội

Ởmột mặt nào đó, việc sử dụng trang cá nhân một cách "hỗn loạn" đã phản ánh sự lệch lạc trong nhận thức của nhiều người, đặc biệt là người nổi tiếng hiện nay.

Mạng xã hội giống như một phiên chợ ồn ào, nơi những người nổi tiếng có thể gây chú ý với đám đông, khi xuất hiện.

Khi được sự chú ý bủa vây, khi được nhiều người hâm mộ ào vào "like", bày tỏ tình cảm, tung hô, khen ngợi, nhiều người nổi tiếng dễ lóa mắt. Sự hâm mộ của đám đông giữa "phiên chợ" mạng xã hội dễ khiến nghệ sĩ và người nổi tiếng tự tin thái quá vào mình, nghĩ mình nói gì cũng hay, viết gì cũng vui, đăng ảnh nào cũng được khen đẹp, nhất cử nhất động đều được tung hô, yêu thích. Đám đông dễ khiến người ta ảo tưởng về mình. Sự "tự nhiên chủ nghĩa" càng bột phát.

Nhiều nghệ sĩ không nhận thức được rằng, đám đông trên mạng xã hội hôm nay có thể tung hô anh hết lời, ngày mai có thể phản ứng, phê phán, thậm chí có thể khiến một ngôi sao mất tất cả. Đám đông chính là một nguy cơ tiềm ẩn trên mạng xã hội. Đám đông có sức hấp dẫn đầy ma mị trong sự tung hô, nhưng cũng sẽ là "địa ngục" nếu anh sơ sẩy.

Khi nghệ sĩ không nhận thức được việc phải giữ hình ảnh, giữ lời ăn tiếng nói trước đám đông của mạng xã hội, rất dễ bị sa lầy trong sự tự nhiên chủ nghĩa của mình.

Nghệ sĩ Đức Hải nợ công chúng một lời xin lỗi-2

Khi nghệ sĩ không nhận thức được việc phải giữ hình ảnh, giữ lời ăn tiếng nói trước đám đông của mạng xã hội, rất dễ bị sa lầy trong sự tự nhiên chủ nghĩa của mình.

Khi nghệ sĩ không nhận thức được việc phải giữ hình ảnh, giữ lời ăn tiếng nói trước đám đông của mạng xã hội, rất dễ bị sa lầy trong sự tự nhiên chủ nghĩa của mình. Mạng xã hội là môi trường mở, có rất nhiều người vây quanh, với những hệ tầng trí thức khác nhau, anh buộc phải cư xử văn minh và lịch sự.

Trong số rất nhiều người đang dùng mạng xã hội, không phải ai cũng xây dựng được cho mình văn hóa ứng xử ở thế giới tưởng như ảo này. Thấy người ta bình luận cũng bình luận, thấy người ta chê cũng chê, thấy người ta xem cũng vào xem. “Hùa theo” đám đông đang là một phần của sinh hoạt trên mạng xã hội.

Cùng với hùa theo là sự tự do thái quá, sẵn sàng sát phạt người khác bằng lời nói, sẵn sàng chửi bới người khác, sẵn sàng nói những lời dung tục. Tâm lý đám đông trở nên nguy hiểm, dễ kéo người khác sa lầy vào sự dễ dãi, ngông cuồng trong phát ngôn, hành xử.

Nhận thức văn hóa sẽ dẫn đến ứng xử văn hóa. Nhận thức ở mức độ nào sẽ hành xử tương đương như thế. Người uy tín phải có cách hành xử uy tín. Người nổi tiếng và nghệ sĩ càng phải hành xử chuẩn mực, như một cách giữ gìn hình ảnh đẹp trong lòng khán giả.

Khi anh không còn là khuôn thước trước công chúng, không còn là chuẩn mực văn hóa, anh cũng không còn được coi là nghệ sĩ.

Liên tục những cuộc khủng hoảng của giới nghệ sĩ đang diễn ra, và đều bắt nguồn từ mạng xã hội. Có nghệ sĩ bị tố chậm tiền từ thiện, có vài ba nghệ sĩ bị phơi bày đời tư, diễn viên Xuân Nghị, nghệ sĩ Đức Hải vướng lùm xùm phát ngôn phản cảm... Khi diễn ra khủng hoảng, hầu hết nghệ sĩ đều bối rối, xử lý bột phát, càng như đổ thêm dầu vào lửa.

Hơn bao giờ hết, nghệ sĩ cần sự tư vấn để có thể chuyên nghiệp trong cả việc sử dụng mạng xã hội, và xử lý khi xảy ra khủng hoảng.

Ví dụ như trong trường hợp của nghệ sĩ Đức Hải, tôi nghĩ, anh ấy nợ công chúng một lời xin lỗi. Anh ấy là người nổi tiếng, từng được yêu mến, cho dù con nuôi có viết lên trang cá nhân của anh những lời phản cảm, thì người cần đứng trước công chúng nhận trách nhiệm, vẫn là anh ấy.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/nghe-si-duc-hai-no-cong-chung-mot-loi-xin-loi-post1225768.html?fbclid=IwAR1ukVY1aQBqhe9nfg2jt1oTC30pwCcJ_2jEpJnwWYcqmqZ7RAn6cjrXEIs

Nghệ sĩ Đức Hải


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.