Với việc nghiên cứu, bảo tồnthành công nhiều giống gia súc, gia cầm  bản địa có giá trị kinh tế cao, PGS TSLê Thị Thúy, Phó trưởng phòng Khoa học và hợp tác quốc tế, Viện Chăn nuôi (Bộ NN- PTNT), là một trong các nhà khoa học nữ được vinh dự trao giải thưởngKovalepskaia năm nay.

Trong suốt hơn 20 năm qua, từ kếtquả nghiên cứu cũng như sự nỗ lực, miệt mài của PGS TS Lê Thị Thúy, nhiều giốnggia cầm, gia súc bản địa như ngan, gà Hồ, lợn Bản… đã và đang được nhiều nôngdân ở các tỉnh Sơn La, Hải Dương, Thanh Hóa đưa vào chăn nuôi, đem lại hiệu quảkinh tế cao.

Kiên trì thuyết phục nông dân

PGS TS Lê Thị Thúy cho biết, ngaytừ năm 1989, chị đã bắt tay vào nghiên cứu, bảo tồn các giống gia súc, gia cầmbản địa, khởi đầu là ngan. Sau khi tiến hành chọn lọc giống tốt, chị vận độngtừng hộ gia đình đưa vào chăn nuôi. Sau đó, chị lại nhân giống để đưa đến cácđịa phương khác. 

Say mê bảo tồn nguồn gene bản địa

PGS.TS Lê Thị Thúy

Ngoài giống ngan, chị còn ngượclên Sơn La, Hà Giang để khảo sát giống lợn Bản (giống lợn có chất lượng thịt lợnSóc (Tây Nguyên), lợn Mường Khương (Lào Cai), xuôi về Hải Dương, Hưng Yên, HàTây, Bắc Ninh để khảo sát, nghiên cứu giống gà Hồ. Để giữ được giống vật nuôi,phòng khi người dân không chăn nuôi, gây giống nữa, chị đã tiến hành lấy mẫumáu, mô, bảo tồn đông lạnh ADN của bò, vịt, hươu, dê, cừu... ở mỗi nơi mình đến.

Chị cho hay, trong quá trình khảosát, nghiên cứu, chị đã gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục nông dân. Bởilẽ, nông dân vẫn thường có thói quen thích nuôi giống ngoại hơn, vì giống nộichậm lớn, cho giá trị kinh tế thấp. Vậy nên chị phải lặn lội về nhiều nơi, dànhnhiều thời gian để trò chuyện với bà con nông dân, mở các lớp tập huấn để giúphọ hiểu về giá trị của giống nội cũng như phương pháp chăn nuôi hiệu quả.

Khi đã thuyết phục được bà con,chị hướng dẫn họ cách chăm sóc, cung cấp thuốc tiêm chủng, phòng ngừa dịch bệnh.Chị thường xuyên gọi điện hỏi thăm và cứ 1 - 2 tháng chị lại trực tiếp xuống cơsở để kiểm tra trọng lượng, tốc độ tăng trưởng và xem xét thể trạng của vậtnuôi, lấy số liệu.

Bằng những phương pháp này, chịcùng đồng nghiệp đã nhân giống thành công được khoảng 10 triệu con ngan đạt tiêuchuẩn, đem lại nguồn lợi hàng tỷ đồng. 

Nhiều nghiên cứu giá trị thựctiễn cao

Trong 26 năm làm nghiên cứu khoahọc, PGS TS Lê Thị Thúy đã có 104 công trình khoa học được công bố. Trong đó, cónhiều công trình mang lại giá trị thực tiễn cao. Một trong những đề tài đó làxây dựng, cải tiến phương pháp tách chiết ADN, không chỉ từ máu mà có thể táchtừ mô tai, tinh trùng hay lông động vật thay thế cho nguồn nhập khẩu kít táchADN nhập ngoại. Kỹ thuật này đã giảm chi phí tách chiết ADN 25.200 đồng một mẫu,tiết kiệm hàng tỷ đồng cho các phòng thí nghiệm.

Một đề tài đáng chú ý khác củachị là ứng dụng kỹ thuật di truyền phân tử để giúp cho công tác chọn giống bòsữa có chất lượng sữa tốt, đẻ con theo giới tính mong muốn, từ lúc phôi 7 ngàytuổi, giảm chi phí khoảng 3 triệu đồng một con một năm khi biết rõ giới tính. 

Sau khi thành công trong xác địnhgiới tính và cấy bằng phôi tươi, chị đã thử nghiệm trên phôi thụ tinh trong ốngnghiệm. Kết quả đã có một bê sinh ra có giới tính như ý muốn bằng kỹ thuậtkhuếch đại gen. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam đã xác định được giới tínhcủa phôi thụ tinh trong ống nghiệm và có thể cấy truyền phôi để sinh ra bê cógiới tính mong muốn bằng kỹ thuật nhân gien.

Giải thưởng Kovalepskaia mang tên nhà nữ toán học Nga lỗi lạc thế kỷ 19, Sophia Kovalepskaia, được thành lập năm 1985 do sáng kiến và sự đóng góp về tài chính của vợ chồng GS TS Ann và Neal Koblitz (Mỹ) nhằm biểu dương, động viên, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của phụ nữ ở những nước đang phát triển dưới hình thức trao giải thưởng cho các nhà khoa học nữ xuất sắc thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Tại Việt Nam, trong 25 năm qua, Uỷ ban Giải thưởng Việt Nam đã xét chọn và trao giải cho 15 tập thể và 31 cá nhân các nhà khoa học nữ xuất sắc, tiêu biểu nhất trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và ứng dụng.

Theo Thu Trang
Say mê bảo tồn nguồn gene bản địa