Scandal vệ sinh - an toàn thực phẩm mới nhất này xảy ra cuối tuần qua khi công ty sữa Bright Dairy đã giao sữa tươi bị hỏng cho gần 1.000 hộ gia đình.
Scandal vệ sinh - an toàn thực phẩm mới nhất này xảy ra cuối
tuần qua khi công ty sữa Bright Dairy đã giao sữa tươi bị hỏng cho gần
1.000 hộ gia đình.
Nhiều người dân mỉa mai trên trang
cá nhân về sự cố này: "Chúng tôi đặt mua sữa tươi, thế mà cuối cùng lại
nhận được sữa chua". Hôm thứ hai vừa qua, giá trị cổ phiếu của Bright
Dairy đã sụt giảm 3% do tác động từ sự cố.
Một hãng sữa lớn tại
Trung Quốc cũng chịu tình cảnh tương tự là Mengniu Dairy. Một khách hàng
nữ cho biết, cô đã phát hiện thấy sâu bọ còn sống trong một hộp sữa do
hãng này sản xuất. Tuy nhiên, đại diện công ty sữa lớn nhất Trung Quốc
khẳng định trên trang cá nhân, sản phẩm họ đã trải qua quy trình sản
xuất, đóng gói theo đúng tiêu chuẩn quốc gia, đặc biệt được tiệt trùng ở
nhiệt độ cao nên không thể có chuyện côn trùng sống sót với nhiệt độ
cao như vậy.
Về phía Bright Dairy - một trong những công ty sữa
hàng đầu Trung Quốc - ban giám đốc khẳng định, việc sữa tươi bị lên men
chua khi tới tay khách hàng là do lỗi từ quá trình vận chuyển. Lô sữa
trên đã bị vận chuyển nhầm trong điều kiện nhiệt độ chưa phù hợp.
Tuy nhiên, các chuyên gia thực phẩm khẳng định, sữa tươi không thể hỏng trong vòng một giờ trừ khi hệ thống bảo quản lạnh không hoạt động đúng chức năng.
Sản phẩm sữa của Bright Dairy - công ty sữa lớn thứ hai Trung Quốc.
Wang
Dingmian, giám đốc Hiệp hội Sữa tỉnh Quảng Đông, giải thích: "Sữa tươi
lên men chua chỉ một giờ sau khi được lấy ra khỏi tủ lạnh là điều không
thể. Nguyên nhân rất có thể xuất phát từ các thiết bị làm lạnh không vận
hành tốt".
Ông Wang nghi ngờ thiết bị giữ lạnh cho sữa có thể
ngừng hoạt động do cúp điện nhưng nếu vậy, lẽ ra chuông báo động đã phải
reo.
"Giải thích của Bright Dairy chẳng hợp lý chút nào", ông
Wang nhấn mạnh. "Nếu đúng là do lỗi bảo quản lạnh trong quá trình vận
chuyển, công ty này càng phải chịu trách nhiệm lớn hơn. Bởi nhiệt độ
trong các phương tiện vận chuyển đó không đáp ứng tiêu chuẩn bảo quản
sữa tươi. Và nó làm cho sản phẩm bị hỏng".
Như vậy, lãnh đạo Bright Dairy đã cố tình lấp liếm nguyên nhân chính xác của sự cố.
Ủy
ban Kỹ thuật và kiểm tra chất lượng thành phố Thượng Hải đã yêu cầu ban
lãnh đạo công ty sữa Bright Dairy nghiêm túc tuân thủ các tiêu chuẩn
trong quá trình sản xuất và vận chuyển sữa cũng như phải tiến hành kiểm
tra kỹ lưỡng hệ thống làm lạnh và tăng cường nhận thức về an toàn - vệ
sinh thực phẩm.
Kể từ tháng 6, Bright Dairy liên tiếp vướng phải scandal vệ sinh - an toàn thực phẩm.
Bright
Dairy là công ty con của Bright Food - tập đoàn sản xuất thực phẩm và
đồ uống đa quốc gia lớn thứ hai Trung Quốc, có trụ sở tại thành phố
Thượng Hải. Scandal sữa hỏng không phải vụ tai tiếng đầu tiên mà công ty
này dính phải trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh thực phẩm.
Trước
đó, vào tháng 6, sản phẩm sữa hiệu Ubest của Bright Dairy bị phát hiện
có chứa thành phần bột giặt. Nguyên nhân được lý giải là do bột giặt
được sử dụng để làm sạch trong quá trình bảo dưỡng. Nhưng van tự động
bị hỏng, khiến bột giặt bị lẫn vào dây chuyền sản xuất sữa.
Chưa
đầy một tháng sau, công ty này phải lên tiếng thừa nhận, sản phẩm bơ và
sữa ít béo của họ có chứa lượng vi khuẩn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Để xoa dịu niềm tin từ người tiêu dùng, Bright Diary viện lý do quá
trình vận chuyển đường dài và điều kiện nhiệt độ không ổn định tại các
điểm bán hàng.