Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, gần đây NHNNđã có một loạt giải pháp khá toàn diện về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Trongđó đặc biệt là các giải pháp liên quan đến giảm tỉ trọng tín dụng bằng ngoạitệ. Nếu có cái nhìn tổng thể thì đây là giải pháp giảm rủi ro cho nền kinhtế và chống tình trạng đô la hóa nền kinh tế.
Từ năm 2009, do lãi suất USD ở mức khá thấp so với lãi suất VND và một số nguyênnhân khác, các DN trong nền kinh tế có khuynh hướng chuyển sang vay ngoại tệ.Tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tăng vọt trong năm 2010 phản ánh rất rõ huynhhướng này. Cụ thể, theo thông tin từ NHNN, năm 2010, tăng trưởng tín dụng toànhệ thống đạt 29,81% so với năm 2009, chỉ cao đôi chút so với kế hoạch đề ra là25%.
Tích tụ rủi ro
Tuy nhiên, về cơ cấu đồng tiền cho thấy có sự chuyển dịch mất cân đối khá rõ:trong khi tín dụng bằng VND tăng 25,3%, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng bằngngoại tệ tăng tới 49,3%. Theo cách tính của NHNN, nếu loại trừ hư số do tỉ giávà giá vàng tăng thì tổng dư nợ tăng 27,6%.
Trong đó tín dụng VND tăng 25,3%, vàtăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ vẫn đặt mức tăng 37,7% so với năm 2009. Dướicon mắt của các nhà tài chính, các DN tăng cường vay nợ bằng ngoại tệ, có thểlợi trước mắt, nhưng cũng chính là đang tự mình tích lũy rủi ro tỷ giá và tìnhtrạng đó cũng được nhìn nhận là quá trình “đô la hóa tiền vay”.
Theo các báo cáo về tình trạng đô la hóa của ADB và Dự án GTZ (Đức) năm 2010,mức độ đô la hóa tín dụng ở VN có chiều hướng gia tăng từ năm 2009 trở lại đây.Nếu như, tỷ trọng tín dụng bằng ngoại tệ cuối năm 2008 chỉ 20% tổng dư nợ thìnay đã lên tới gần 27% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Về số lượng cũng tăngtương ứng khoản từ 20 tỉ USD thì đến nay (2011) tín dụng cho nền kinh tế ước đãlên trên 30 tỉ USD.
Theo quan điểm của các tổ chức tài chính như IMF, WB, nếumột quốc gia có mức độ tín dụng ngoại tệ hay tiền gửi ngoại tệ lên tới trên 30%tổng cơ cấu tín dụng hay tổng tiền gửi, tương ứng, thì đó là quốc gia có mức độđô la hóa trầm trọng.
Quan điểm của các định chế tài chính lớn này cũng cho rằngtình trạng đô la hóa nền kinh tế cũng có tính hai mặt, lợi hại của nó. Đối vớiVN, ý kiến chuyên gia cho rằng các hệ lụy tất yếu của tình trạng USD hóa tíndụng hiện nay, trên phương diện vĩ mô và cả vi mô (đối với các DN) là mang tínhtiêu cực nhiều hơn tích cực.
Trên phương diện vĩ mô, tình trạng đô la hóa tín dụng như vậy, hiển nhiên là sẽlàm giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ do NHNN VN điều hành, do tồn tại nhiềumột loại đồng tiền trong kênh tín dụng (mà đáng nhẽ chỉ nên có VND). Việc giatăng tín dụng ngoại tệ, vì người vay phải hoàn trả cả gốc và lãi bằng ngoại tệnên qua đó lại càng làm tăng nhu cầu ngoại tệ (ví dụ USD) trong nền kinh tế,trước tiên làm tăng mức độ đô la hóa và sau đó gây áp lực lên tỉ giá hối đoái(nhất là khi các khoản vay đồng loạt đến hạn)...
Các ý kiến chuyên gia cũng hàmý rằng, nếu thêm các yếu tố tâm lý của thị trường, trong bối cảnh lạm phát cao,ngân sách thâm hụt, thâm hụt thương mại lớn như VN... và tình trạng tỉ trọng dưnợ tín dụng bằng ngoại tệ cao thường dẫn đến kỳ vọng về mất giá VND cao hơnnhiều so với bình thường...
![]() |
Các hệ lụy tất yếu của tình trạng USD hóa tín dụng hiện nay, trên phương diện vĩ mô và cả vi mô (đối với các DN) là mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực (Ảnh: DĐDN) |
Trên giác độ vi mô (các NHTM và DN), các chuyên gia kinh tế cho rằng, với điềukiện VN hiện nay, trình độ quản lý rủi ro hối đoái hạn chế thì việc doanh nghiệpgia tăng vay nợ bằng ngoại tệ (phản ánh qua dư nợ tăng nhanh trong thời gian quacả về số tuyệt đối và tỉ trọng ngoại tệ) thì nguy cơ rủi ro hối đoái lại cànggia tăng; Nếu tình hình diễn ra đối với cả nền kinh tế thì rủi ro hệ thống làđáng phải lưu ý.
Trên thực tế cho thấy, khi có biến động tỉ giá nói chung, phầnlớn các DN trong nước ở VN đều tỏ ra rất sốc. Có khá nhiều DN chuyển từ lãi sanglỗ ngay lập tức.
Khảo sát không chính thức cho thấy, khi vay ngoại tệ rồi chuyểnra VND và khi tỉ giá USD/VND thay đổi 10% thì các DN đều cho rằng đó là mức cácdoanh nghiệp chưa sẵn sàng. Sự chưa sẵn sàng này phản ánh năng lực phòng chốngrủi ro tỉ giá của doanh nghiệp còn hạn chế (do nhân lực và công cụ chẳng hạn...)và cũng phản ánh sức chịu sốc của DN là có hạn...
Báo cáo tài chính năm 2010 công bố gần đây, có DN trong nước lỗ do tỷ giá đã lêntới hàng trăm tỉ đồng, cho thấy các DN này đã ứng chịu sốc rủi ro tỉ giá năm2010 là khá lớn. Từ con số tổng dư nợ bằng ngoại tệ đến nay tương đương khoảng30 tỷ USD, cho thấy khi tỉ giá biến động gần 10% như ngày 11/2/2010 vừa qua thìsẽ tác động đến DN trong nước như thế nào.
Nhận xét tổng thể về tình hình huy động và cho vay ngoại tệ ở VN gần đây, Tiếnsĩ Andreas Hauskrecht (Giáo sư trường Indianna Mỹ) cho rằng, việc cho phép đô lahóa tiền gửi và tiền vay (tín dụng ngoại tệ) ở VN là đưa đến hệ lụy tiêu cực làchủ yếu, làm tăng thêm xu hướng đô la hóa nền kinh tế, suy yếu chính sách tiềntệ và tăng rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng.
Chiến lược thoát ra
Trước đây đã có một số lập luận rằng, cần cho phép tín dụng ngoại tệ để tận dụngnguồn ngoại tệ và do đó từ cuối năm 2008, tỉ trọng tín dụng ngoại tệ đã tăng caoliên tục. Diễn biến lãi suất USD tăng vọt đầu năm 2011 (từ 4% lên trên 6%/năm)cho thấy, các NHTM mà có thể là cầu ngoại tệ từ DN dường như đã và đang bị cuốnvào một một cuộc đua lãi suất USD và có thể là một vòng xoáy do tín dụng ngoạitệ thay cho tín dụng VND và thể hiện khả năng rút tín dụng ngoại tệ xuống mứcthấp trong ngắn hạn là không hề đơn giản... Với tín hiệu từ thị trường như vậy,rõ ràng cần một chiến lược thoát ra phù hợp.
Thứ nhất, ghìm cương tín dụng ngoại tệ. Nhiều quan điểm đồng tình ràng đến lúcnày việc hạn chế tín dụng ngoại tệ tăng trưởng nóng cần đặt ra. Trên thực tế, từgiữa năm 2010, NHNN đã đưa ra 6 yêu cầu đối với các tổ chức tín dụng nhằm tăngcường kiểm soát dư nợ ngoại tệ. Quan sát cho thấy, cuối tháng 2 vừa qua, NHNN đã đưa ra tín hiệu ghìm cương tín dụng ngoại tệ theo hướng: kiểm soát tốc độ chovay ngoại tệ khoảng 20% trên nguyên tắc chỉ phục vụ ngoại tệ cho các hoạt độngsản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế...
NHNN chủ trương thực hiện mạnhmẽ các biện pháp về quản lý, sử dụng ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ cả việc chovay và bán ngoại tệ để thanh toán cho nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục cácmặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, không cấp bách; NHNN cũng đề cập đến việctăng cường kiểm soát sự dịch chuyển tín dụng từ VND sang ngoại tệ; theo dõi sátsao trạng thái ngoại tệ của các NHTM, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoạitệ.
Tăng cường khả năng quản trị rủi ro của nền kinh tế: Việc tăng cường khả năngquản trị rủi ro hối đoái đối với nền kinh tế là vô cùng quan trọng vì nó đảm bảokhả năng chống sốc tỉ giá đối với nền kinh tế: Các công việc có liên quan đó là,hạn chế tình trạng đầu cơ quá mức trong nền kinh tế (đầu cơ ngoại tệ, đầu cơvàng... chứng khoán, đất đai); Phát triển các thị trường hiệu quả và các côngcụ phòng chống rủi ro hối đoái (các công cụ tài chính nói chung)...
Thứ hai, chống đô la hóa tổng thể: Một số quan điểm cho rằng, cần có “các ngoạitrừ” trong kìm chế tín dụng ngoại tệ. Tuy nhiên, trên quan điểm dài hạn, tổngthể và chủ trương chống đô la hóa, một số ý kiến khác lại cho rằng tăng trưởngtín dụng ngoại tệ cao được hiểu là đáng lo ngại và cần thiết phải siết lại theomột lộ trình hợp lý (hay cần có một chiến lược thoát ra hợp lý).
Việc hạn chếtín dụng ngoại tệ cần đi đôi với giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế (chống đôla hóa tiền gửi, hạn chế gửi tiền bằng ngoại tệ mà thay vào đó là NHTM thu muangoại tệ để chuyển sang VND)... Ngăn chặn việc mua bán ngoại tệ và buôn lậu...
Thứ ba, từng bước nâng cao vị thế VND: Việc nâng cao vị thế của VND rõ ràngcần một chiến lược quốc gia như đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường dựtrữ ngoại hối; cân đối ngân sách nhà nước và tình trạng nợ công; duy trì cáncân thương mại ở tình trạng hợp lý...
Ths LêVăn Hinh
Theo DĐDN