Trong căn phòng trọ béxíu toàn bê tông, trên nền nhiệt 39-42 độ, các bạn trẻ khổ sở với cái nóng.Nhiều bạn không ngủ nổi, chỉ nằm trò chuyện với nhau cho qua đêm để mai nhanhchóng đến lớp học cho mát.
Cái nóng làm khổ mùa thi
Tuy mới bước vào hè khoảng gần 1tháng nhưng cái nắng gay gắt đã khiến cho nhiều người cảm thấy oi bức và khóchịu. Với nhiệt độ ngoài trời luôn giữ ở mức 39-42 độ thì cách tối ưu nhất để cóthể thoát khỏi cảm giác nóng bức là tìm nơi thật mát hoặc ở nhà bật điều hòa.
|
Những dãy trọ vốn "kín cổng cao tường" của sinh viên sẽ trở thành lò nung trong thời tiết nóng như thiêu đốt |
Có lẽ đó là chuyện “quá bìnhthường” đối với những bạn sinh viên lớn lên tại Hà Nội. Còn với các bạn sinhviên phải ở trọ thì khác, luôn cảm thấy thấm thía cái nóng đầu mùa, và với họ,điều hòa là một thứ rất xa xỉ.
Sinh ra và lớn lên ở NamĐịnh, bạn Trần Việt Phương - hiện đang là sinh viên năm thứ 3 trường Cao đẳngKinh tế Kỹ thuật Hà Nội cho biết: “Mấy ngày nay nóngquá. Một ngày em phải tắm mấy lần và uống rất nhiều nước mà vẫn không thấy đỡ.Nóng thế này khiến bọn em không thể chú tâm vào học được, không biết có qua đượckỳ thi sắp tới không ”.
Hiện tại, căn phòng của Phươngchỉ khoảng 20m, đó không chỉ là "giang sơn" của riêng Phương mà còn có 2 ngườibạn nữa. Dù nấu cơm và để xe máy ở bên ngoài nhưng trừ cánh cửa chính, cả phòngtrọ chỉ thêm một lỗ thông hơi nho nhỏ. Giờ đây, thứ quan trọng nhất của 3 bạntrẻ là một chiếc quạt mà dù có chạy hết công suất cũng không thể nào đáp ứngđược nhu cầu làm mát. Vậy là căn phòng trọ bé tin hin lúc nào cũng ở tình trạngnhư cái lò thiêu, và nhóm bạn phải chịu cảnh hầm hập suốt ngày đêm.
Chưa kể, dãy trọ vốn nóng, tốiđến vẫn chưa giảm nhiệt, sinh viên ở trọ cũng chẳng muốn nấu nướng, vì có thêmchút lửa là không khí càng thêm căng thẳng. Vì thế, những ngày này, các bạn ănmì tôm cho qua bữa.
Nguyễn Diễm My - sinh viên nămthứ 3 Học viện Âm nhạc Quốc gia thì phải nghĩ chiêu để trốn nóng. Tuy ở trọtrong ký túc xá của trường nhưng My thường xuyên có mặt trên lớp và luôn ở lạihọc đến cuối ngày. My cho biết ở lớp có điều hòa nên ngày nào My cũng chăm chỉđi học, vừa là để tránh cái nóng, vừa là để có thể học bài được tốt hơn.
Tuy vậy, không phải ai cũng cóđiều kiện ngồi trên lớp mát mẻ như trường hợp của My, vừa ở gần trường, hơn nữaphòng học nào cũng có điều hòa nên để thoát khỏi cái nóng.
Bạn Nguyễn Thị Lệ - hiện đang làsinh viên năm thứ 2 trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Em và mấybạn thường không ngủ buổi tối mà ngồi để nói chuyện đến sáng. Sau đó bọn em đihọc, buổi trưa thì về nhà tranh thủ ngủ bù. Chiều học xong là bọn em lân la đichơi ở công viên hoặc vào siêu thị cho đỡ nóng. Tối 8h về ăn rồi học bài, chứ5-6h mà chui về phòng thì không chịu được”
Bạn Trần Minh Thư - sinh viên nămnhất trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch thì chọn cách là vào thư viện, nhàsách hoặc hạn chế tối đa đi ra ngoài đường, nếu có ra đường thì phải trang bịđầy đủ các phương tiện chống nắng.
Vừa mệt vừa tốn tiền
|
Không chỉ nữ sinh mà nam sinh cũng che kín khi ra đường. |
Chỉ mới trải qua khoảng nửa thánghè nhưng tinh thần học tập của các bạn trẻ đã bị giảm sút rất nhiều do thời tiếtnắng nóng, hơn nữa cuộc sống của các bạn cũng bị thay đổi phần nào. Để có thểchú tâm vào học, Phương và nhóm bạn cùng phòng đã quyết định mua thêm một chiếcquạt nữa. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí tiền điện mấy tháng hè sẽ lạităng cao, kèm theo đó là những bữa ăn trở nên đạm bạc hơn để tiết kiệm tiền màđóng tiền điện.
Để tránh lãng phí thời gian, thayvì đi chơi ở công viên hay vào siêu thị cho mát thì Lệ lại nghĩ ra cách đó là đilàm bán thời gian tại quán cà phê đến tối muộn. Về đến nhà thì Lệ lôi sách vở rahọc thay vì ngồi nói chuyện cả đêm, vừa đảm bảo được việc học, vừa có thêm khoảnthu nhập để giúp trang trải chi phí. Không biết cách đó có hiệu quả hay khôngnhưng sức khỏe của Lệ ngày càng đi xuống.
Cuộc sống luôn khắc nghiệt và mùahè năm nay cũng như vậy. Dường như nó đang thử thách sức chịu đựng, lòng kiêntrì của giới trẻ sống cảnh xa nhà.
Theo Zing