Trường bắn CầuNgà nằm ngay phía sau Trại tạm giam Hà Nội. Nếu đi đường vòng phía ngoài cổngtrại thì chắc cũng chỉ tầm độ hơn 1 cây số là cùng. Trại giam chuyển từ đườngHỏa Lò về đây năm 1993 thì Trường bắn Cầu Ngà cũng bắt đầu có từ khi ấy.
Có một điều kỳlạ là con đường dẫn đến trường bắn là con đường độc đạo và trường bắn là điểmcuối cùng của con đường độc đạo ấy. Thế nên, tử tù đã bị đưa đến đây là … phải ởlại.
Thực ra, trước khiTrại giam Hà Nội chuyển từ Hỏa Lò về đây thì khu vực trường bắn Cầu Ngà chỉ làmột bãi đất hoang thuộc địa bàn huyện Từ Liêm. Đây chỉ là chỗ để dân cư trongvùng đào đất nung gạch. Khi Trại giam Hỏa Lò cũ làm di tích, chỗ giam giữ phạmnhân được chuyển về Trại mới ở xã Xuân Phương thì khu đất trống này mới đượcgiao cho Trại quy hoạch thành trường bắn, gọi tên là Cầu Ngà, theo địa danh.
Theo thông lệ, khôngbiết đã có từ bao giờ mà tất cả các cuộc thi hành án tử hình đều diễn ra vào lúctờ mờ sáng để đến lúc mặt trời lên là tất cả đều đã hoàn tất. Có nhiều cách lýgiải về chuyện này nhưng có một cách xem chừng có lý nhất. Đó là việc thi hànhán tử hình là loại trừ cái ác, cái xấu ra khỏi đời sống xã hội vì thế mà nó phảikết thúc trước khi bình minh của một ngày mới bắt đầu.
Thế cho nên, ởtrường bắn, ban ngày yên tĩnh, vắng lặng đến u buồn. Những ngôi mộ tử tù xếpthành hàng ngay ngắn, im lìm trong câm lặng. Để trả giá cho những tội ác đã gâyra, họ phải kết liễu cuộc đời ở cái nơi mà không ai muốn. Nhưng đó là quy luậtcủa muôn đời. Cái ác phải đền tội.
![]() |
Lấy dấu vân tay của một tử tù trước khi ra trường bắn. |
Theo trí nhớ củanhững cán bộ công an ở Trại tạm giam Hà Nội thì tử tù "xông" trường bắn Cầu Ngàlà Huỳnh Thức. Cuộc chuyển tù từ trại giam cũ ở đường Hỏa Lò về trại mới hoàntất hồi tháng 3/1993 thì tháng 4 năm ấy, tử tù Huỳnh Thức bị thi hành án và trởthành tử tù đầu tiên thi hành án ở trường bắn Cầu Ngà. Kể từ năm 1993 đến nay,tất cả các tử tù bị giam giữ tại Trại tạm giam Hà Nội đều thi hành án tại đây.
Có một câu chuyệnđược nhiều người kể, chả biết có thật hay không nhưng ở trường bắn Cầu Ngà, vàomột đêm mưa rét, một cán bộ Trại giam Hà Nội làm nhiệm vụ trông coi trường bắnđang lơ mơ ngủ thì giật mình tỉnh giấc bởi một tiếng động rõ to. Phản ứng cựcnhạy với tiếng động là "bệnh nghề nghiệp", không chỉ riêng của các cán bộ quảngiáo mà là của tất cả các cán bộ trại giam.
Hồi lên Trại giamTân Lập, một trại giam ở miền núi Phú Thọ, tôi đã được nghe một cán bộ quản giáokể lại chuyện của mình, nghe vừa hài hước, vừa xa xót. Quê ở Thái Bình, vợ concũng ở đó tất tật nhưng cuộc sống của anh ở quê với gia đình chỉ tính bằng ngày.Tết không về, ngày lễ cũng không - tất nhiên rồi vì ở trại giam các ngày lễ tếtquân số phải ứng trực 100%. Mỗi năm anh chỉ cắt phép vài ngày vào dịp giỗ cha.Thế nên, tổng cộng thời gian gần hai chục năm lấy vợ nhưng thời gian sống ở quêcùng gia đình chắc cộng dồn lại chỉ vài tháng là cùng. Cuộc sống chủ yếu củangười cán bộ ấy là ở trại giam. Anh ăn ở trại, ngủ ở trại, tất tần tật cả cuộcđời quân ngũ là ở trại.
Thói quen phản ứngcực nhạy với tiếng động cũng là do nghề nghiệp và cuộc sống ở trại giam hìnhthành nên. Lẽ vì, ở trại giam, người ta phải vô cùng cảnh giác với tất cả cácloại tiếng động bởi rất có thể đó là dấu hiệu của một cuộc trốn tù, của một cuộcxô xát giữa các phạm nhân trong buồng giam...
Hôm ấy, anh về phép.Vợ thương chồng xa đằng đẵng nên nghỉ buổi làm ở nhà với chồng. Hai vợ chồngngồi trước hiên nhà, trò chuyện nhổ tóc sâu cho nhau. Bỗng có một tiếng "ầm".Đang trong vòng tay vợ, anh chồm lên, gần như hất chị ra xa. Chị thất kinh, đanghốt hoảng vì sự bất thường của chồng thì thấy anh cười, mắt hướng về khu trườngtiểu học đang xây trước nhà. Thì ra là tiếng xe tải đổ gạch. Anh đang ở nhàmình, bình yên bên vợ mà lại ngỡ mình đang ở... trại giam nên phản xạ cực nhanhvới cả tiếng đổ gạch rào rào bên công trường xây dựng. Sau lần ấy, chị thươnganh nhiều hơn...
Trở lại với câuchuyện của người cán bộ Trại tạm giam Hà Nội. Sau khi ngồi nhổm dậy, anh địnhthần được có vẻ như tiếng động đó phát ra từ hướng cửa sổ. Đoán chắc là then càilỏng lẻo nên bị gió giật là cửa sổ cũng dập dình theo, phát ra tiếng động. Bựcmình, anh mở toang luôn cánh cửa sổ ở phía bên kia giường nằm với ý nghĩ thàchịu gió lùa còn hơn là cứ chốc lát lại phải giật mình bởi tiếng động. Xongxuôi, anh lại nằm xuống, định bụng ngủ tiếp.
Nhưng, chỉ trongkhoảng khắc, còn chưa kịp chợp mắt thì lại nghe thấy tiếng động. Anh ngồi nhổmdậy dụi mắt nhìn ra cửa sổ và toát mồ hôi khi thấy lờ mờ một người áo trắngđứng. Người ấy dáng hình trông giống với một tử tù vừa mới thi hành án cách đóvài hôm. Có lẽ do cái hoang lạnh của trường bắn giữa đêm đông dễ làm người tathần hồn nát thần tính, nhìn gà hóa cuốc, nhưng đối với những cán bộ quản giáolàm công tác trực tiếp ở trong khu giam tử hình thì sự ám ảnh và cảm giác nặngnề đeo bám họ nhiều ngày sau khi mỗi tử tù "ra đi" là có thật.
Trong khi thực hiệnloạt bài viết "Những cuộc trò chuyện trong khu giam tử hình" tôi đã ở trọn mộtngày trong khu giam đặc biệt này, đã được nghe kể về những ám ảnh ấy từ câuchuyện của chính những người quản giáo. Mỗi tử tù khi bị đưa vào đây là một sốphận, một con đường sa ngã khác nhau.
Và cho dù tất cả họ,tội ác đều xứng đáng với bản án mà họ bị trừng phạt nhưng trong những ngày cuốicùng họ được sống, ở đây, trong khu giam này thì tất cả những người quản giáođều đối xử với họ bằng tình người trong khi thực thi các quy định về giam giữcủa pháp luật. Có tử tù ở đây lâu, chỉ cần nghe tiếng giày khua trên hành langphía ngoài buồng giam trong những ca đi tuần tra là biết của cán bộ nào. Nhiềukhi, từ trong buồng giam vọng ra, hỏi thăm cán bộ.
Có quản giáo bị ốm,nghỉ làm mấy hôm, thấy vắng tiếng giày là tử tù lại vọng ra băn khoăn, cán bộ điđâu mà không thấy. Cán bộ cũng quen giọng nói của từng tử tù. Chỉ cần nghe tiếngthôi, vọng từ trong buồng giam, cách mấy lần cửa sắt vẫn nhận ra là của tử tùnào mà không cần thấy mặt.
Ngày nào cũng xuốngbuồng giam, tử tù nào có gì đó bất thường về tâm lý, về sức khỏe là cán bộ biếtngay. Hỏi về bất kỳ một tử tù nào đang còn sống trong khu giam thì tất cả cácquản giáo ở đây đều biết rõ tội trạng, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe,tinh thần mà không cần phải mở hồ sơ hay bất kỳ một thứ sổ sách ghi chép nào.
Tử tù Hoàng ThịTiến, gần 3 năm sống ở khu giam này mà chỉ được thăm nuôi có vài lần. Nhà Tiến ởmãi Sơn La, vợ bị bắt một mình chồng Tiến chật vật nuôi hai đứa con nhỏ nên chảcó điều kiện lặn lội xuôi về Hà Nội thăm nuôi vợ. Không có tiếp tế, Tiến sốnghoàn toàn nhờ vào tiêu chuẩn của Trại, từ bữa ăn hàng ngày cho đến những vậtdụng nhỏ nhất dành riêng cho đàn bà.
Hôm gặp tôi, Tiến cứkhóc nức nở khi nói về cô Hạnh (tức quản giáo Nguyễn Thị Hạnh, Đội phó Đội quảngiáo-PV): "Hồi mới vào đây, biết mình án chết, em buông xuôi. Ốm đau, cô Hạnhbáo y tế trại đến khám, cho thuốc mà em cứ nhất định không chịu uống. Cô Hạnhbáo nhà bếp nấu cháo cho em ăn, em cũng nhất định không ăn. Không được cô Hạnhđộng viên, chăm sóc, chắc em đã chết từ đận ấy".
Khi tôi đem câuchuyện của Tiến kể lại cho quản giáo Hạnh, chị cười mà mắt ngân ngấn nước: "Tiếncô đơn trong cả những ngày sống cuối cùng này, họa hoằn lắm mới được gia đìnhxuống thăm nuôi". Và chị thương Tiến chắc cũng vì điều đó.
Mà không phải chỉmột mình Tiến. Tất cả các tử tù chờ chết ở trong khu giam này đều được chăm sóctận tình. Ngày nào quản giáo cũng xuống buồng giam làm nhiệm vụ, họ quen tử tùđến từng nét mặt, giọng nói, tính cách. Thế nên, một người quản giáo đã làm việctrong khu giam tử tù nhiều năm đã nói với tôi rất thật lòng. Rằng, mỗi buổi sớmtinh sương, khi có bất kỳ một tử tù nào phải "xuất buồng" là trong chị dường nhưcó khoảng trống mơ hồ nào đấy ập đến khiến lòng chị nặng trĩu.
Vẫn biết rằng cáingày họ đền tội sẽ phải đến mà sao chị vẫn không thể xua đi được cảm giác ấy.Làm việc trong khu giam mãi rồi, từng chứng kiến nhiều buổi sớm tinh sương nhưthế mà chị vẫn không thể nào quen được. Nỗi buồn cứ từ đâu bỗng dưng xộc đếnthôi. Nhất là lúc nghe mơ hồ thấy tiếng súng nổ, xa xa. Có tử tù xuất buồng đếnmấy năm rồi mà khi tôi hỏi đến, chị vẫn nhớ vanh vách số giam và chị bảo rằng,chỉ cần nhắm mắt lại là chị hình dung thấy gương mặt của người ấy, lúc khóc, lúccười...
Trong tất cả cácbuổi thi hành án tử hình thì theo luật định, Hội đồng thi hành án sẽ gồm nhiềucơ quan. Nhưng không bao giờ vắng mặt cán bộ quản giáo. Quản giáo sẽ là ngườiđầu tiên phải vào buồng giam tử tù trong những buổi sáng tinh mơ như thế. Quảngiáo cũng là người đầu tiên cất tiếng gọi, đánh thức tử tù. Và, câu nói quenthuộc bắt đầu bao giờ cũng là: "Hôm nay đi trả án nhé", khẽ khàng khi tiếng khóalách cách đã va vào không gian buốt nhói, khi cánh cửa sắt nặng nề của buồnggiam đã mở.
Đa số là các tử tùsẽ bật dậy và hầu hết họ đều trở nên luống cuống. Có người chân tay trở nên mềmnhũn, không thể tự đi được, quản giáo phải dìu từng bước. Họ được làm vệ sinh cánhân, được thay quần áo mới trước khi "xuất buồng". Trong tất cả nhưng giây phútkhó khăn đầu tiên này, người quản giáo bao giờ cũng là người ở sát bên tử tù.Chỉ đến khi đưa được tử tù ra khỏi khu giam một cách an toàn thì nhiệm vụ củangười quản giáo mới kết thúc.
Tử tù sẽ được bàngiao cho Hội đồng thi hành án tiến hành các thủ tục tiếp theo. Khoảng sân chờ ởphía cuối hành lang, ban ngày hoa hồng vẫn nở và tiếng chim từ đâu tụ về vẫn hótríu ran nhưng trong những buổi sớm mờ sương như thế, vắng lặng thinh không trởthành điểm chia tay. Tử tù thì đi tiếp còn những người quản giáo sẽ quay trở vềphòng làm việc trong khu giam, tiếp tục nhiệm vụ của mình. Họ đã nói gì với nhauvào khoảnh khắc ấy?
Tôi đã tò mò hỏi mộtngười quản giáo và chị nói rằng, khi chị rời tay ra khỏi tử tù, chị thường chúchọ ra đi thanh thản. Còn họ, thường lập cập cảm ơn và hứa "ở thế giới bên kia sẽphù hộ cho các thầy" (ở trại giam các phạm nhân thường gọi quản giáo là "Thầy").Con chim sắp chết sẽ hót tiếng hay, người sắp chết sẽ nói lời phải. Thế nên,những người quản giáo tin đó như một lời tri ân cuối cùng của các tử tù dành chohọ...
Theo An ninhthế giới