Cắt 1 món đồ ăn yêu thích, con ngủ tốt, ăn ngoan, không xem tivi: Bố mẹ nào cũng làm được

"Bản thân trẻ con không thể tự quyết định được có nên giảm đồ ngọt hay không. Tất cả phụ thuộc vào các bậc làm cha làm mẹ", chị Larsson nhận định.

"Bản thân trẻ con không thể tự quyết định được có nên giảm đồ ngọt hay không. Tất cả phụ thuộc vào các bậc làm cha làm mẹ", chị Larsson nhận định.

Cuộc chiến chống lại đường của bà mẹ Thụy Điển gây chú ý

Anna Larsson, 38 tuổi đã đăng tải lên facebook về trải nghiệm "cai đường" cho con gái đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng.

Quyết định này được đưa ra sau khi chị nhận thấy các cô con gái nhỏ rất hảo ngọt và tìm hiểu thông tin, chị biết thói quen ăn uống này rất hại sức khỏe các con.

Bà mẹ dũng cảm này vẫn nhớ cảnh cô con gái 4 tuổi tức giận khi không được mẹ cho ăn đồ ngọt.

"Nó nói rằng: Con có cảm giác cuộc đời con không bao giờ được ăn đồ ngọt nữa", chị Larsson, một cựu nhà báo hiện đang làm việc tại một trung tâm vật lý trị liệu nhớ lại.

"Tôi nghĩ cô bé đang rất thèm khát, như lên cơn nghiện. Nó không muốn ăn các món tôi làm. Nó một mực đòi ăn những thứ ngọt như sữa chua hay bánh kẹo".

Chỉ sau vài ngày cương quyết "cai đường" cho con, tình hình tại gia đình chị Larsson đã có một sự biến chuyển lớn.

"Con bé nhanh chóng lấy lại được thăng bằng. Cháu đi ngủ rất sớm và không muốn xem tivi nữa. Mặc dù trước đây, con bé có thể ngồi cả ngày để xem phim".

Tuy nhiên, chị Larsson còn hạnh phúc hơn khi chứng kiến một sự thay đổi ở con gái. Cách đấy 1 tuần, cô bé còn từ chối tất cả món ăn do mẹ nấu, giờ lại bình chọn đó là "những món ăn ngon nhất".

Cô con gái không còn đòi mẹ cho ăn sữa chua hay bánh kem. Thay vào đó, cháu đòi ăn những món lành mạnh như salad gồm dưa chuột, ớt hay khoai tây nướng.

"Khẩu vị của con bé hoàn toàn như được thay mới", chị Larsson chia sẻ cảm xúc trên trang cá nhân.

Cắt 1 món đồ ăn yêu thích, con ngủ tốt, ăn ngoan, không xem tivi: Bố mẹ nào cũng làm được - Ảnh 1.

Anna Larsson cắt giảm đường trong bữa ăn của con gái và chị nhận được một kết quả không ngờ.

"Tôi rất bất ngờ với những gì mà mình đã nhận được. Tôi thật sự không hiểu tại sao nó lại diễn ra theo chiều hướng đó. Vợ chồng tôi chỉ biết là đường không tốt cho trẻ nhỏ và cho tất cả mọi người.

Không phải là một bác sĩ hay một chuyên gia dinh dưỡng, tôi chỉ là một người mẹ bình thường như bao bà mẹ bỉm sữa khác, nhưng tôi vẫn quyết định chia sẻ câu chuyện này", chị Larsson nói với BBC.

Chị Larsson cho biết sau khi chia sẻ câu chuyện này, nhiều bà mẹ cho rằng chị quá cực đoan.

"Tôi chưa bao giờ nói rằng con không được ăn đường. Chúng ta vẫn ăn đường nhưng không nên ăn quá nhiều và ăn hàng ngày".

Hiện chị đang kêu gọi các bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến thói quen ăn uống của con trẻ.

"Nếu con của bạn muốn ăn đồ ngọt, chắc chắn bạn sẽ cho chúng ăn ngay. Bản thân chúng không thể tự quyết định được có nên giảm đồ ngọt hay không. Tất cả phụ thuộc vào các bậc làm cha làm mẹ.

Chúng ta luôn chiều theo ý con chỉ vì muốn các con hành xử ngoan ngoãn trong siêu thị".

Cắt 1 món đồ ăn yêu thích, con ngủ tốt, ăn ngoan, không xem tivi: Bố mẹ nào cũng làm được - Ảnh 2.

Tác hại của đường với sức khỏe của trẻ em

Không thể phủ nhận đường là một loại thực phẩm có thể quyến rũ bất cứ ai bởi hương vị hấp dẫn cũng như là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây tác hại khôn lường đến sức khỏe của con người. Đó cũng chính là lí do giờ đây đường được gọi là "cái chết trắng" và nguy hiểm không thua gì muối.

Thế nhưng không ít người lại có suy nghĩ chủ quan cho rằng đường chỉ có hại cho người lớn, và rằng do cơ thể của trẻ em chưa phát triển hết, nên ăn nhiều đường chủ yếu gây sâu răng mà thôi.

Thực tế hoàn toàn không như vậy. Ăn nhiều đường là một trong những yếu tố cực kì có hại cho sức khỏe của trẻ bởi nó tác động đến không ít cơ quan trong cơ thể.

Cắt 1 món đồ ăn yêu thích, con ngủ tốt, ăn ngoan, không xem tivi: Bố mẹ nào cũng làm được - Ảnh 3.

1. Gây hại cho răng: Một số vi khuẩn có hại tồn tại trong miệng cả người lớn lẫn trẻ em có thể ăn lượng đường mà chúng ta nạp vào cơ thể.

Khi đó, hàm lượng axit mà chúng có thể sản sinh ra một cách bình thường sẽ tăng, phá hủy men răng của trẻ.

Việc tiếp xúc với đường lâu ngày dẫn tới răng bị ăn mòn do hàm lượng axit được tích tụ quá nhiều.Khi đó, răng của trẻ sẽ bị sâu.

Một khi mảng bám lọt vào trong răng thông qua lỗ hổng đó, tình trạng trở nên sâu răng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tới cả dây thần kinh, mạch máu, cuối cùng gây ra áp xe.

Cắt 1 món đồ ăn yêu thích, con ngủ tốt, ăn ngoan, không xem tivi: Bố mẹ nào cũng làm được - Ảnh 4.

2. Ảnh hưởng tới tim: Tình trạng nhiều đường được hấp thụ vào máu sẽ khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao. Khi đó, bất cứ lượng calo nào có trong đường sẽ được lưu trữ để dùng dưới dạng mỡ, dẫn đến béo phì.

Phần lớn lượng mỡ này tích tụ nhiều trong động mạch, làm chúng dày lên và khiến máu khó lưu thông khắp cơ thể, tạo áp lực nặng nền lên tim. Một khi đường dẫn đến bệnh béo phì, nó cũng có thể đẩy trẻ em vào nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Cắt 1 món đồ ăn yêu thích, con ngủ tốt, ăn ngoan, không xem tivi: Bố mẹ nào cũng làm được - Ảnh 5.

3. Tác động xấu tới hệ miễn dịch

Trẻ có hệ miễn dịch còn non yếu, có thể dễ dàng bị tác động xấu nếu dung nạp quá nhiều đường. Sau khi tiêu hóa 100g đường (tương đương lượng đường trong chai nước ngọt), tế bào bạch cầu bị giảm hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn lên tới 40%.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia, hệ miễn dịch của trẻ có thể bị suy giảm trong khoảng thời gian lên tới 5 tiếng sau khi ăn đường.

Cắt 1 món đồ ăn yêu thích, con ngủ tốt, ăn ngoan, không xem tivi: Bố mẹ nào cũng làm được - Ảnh 6.

4. Không tốt cho xương

Ngay cả khi đường gây ra tình trạng tăng cân ở trẻ nhỏ, chúng cũng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Đường chứa calo rỗng, có nghĩa là chúng không chứa những vitamin và dưỡng chất thiết yếu mà trẻ cần.

Vì thế, ăn đường sẽ khiến trẻ thiếu canxi, vitamin D, vốn đóng vai trò quan trong trong việc phát triển xương. Nếu thiếu hụt, xương sẽ bị xốp và hệ quả là trẻ mắc bệnh xốp xương.

Cắt 1 món đồ ăn yêu thích, con ngủ tốt, ăn ngoan, không xem tivi: Bố mẹ nào cũng làm được - Ảnh 7.

5. Áp lực lên tuyến tụy

Chế độ ăn nhiều đường có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do bị thừa cân.

Nếu điều đó xảy ra, chu kỳ sẽ diễn ra như sau: Quá nhiều đường được hấp thụ vào cơ thể dẫn tới béo phì; thừa cân dẫn tới áp lực lên tụy – cơ quan chịu trách nhiệm sản sinh insulin.

Cuối cùng, tụy không sản sinh đủ insulin để duy trì lượng đường trong máu ở mức thông thường. Thiếu hụt insulin và đường huyết thiếu ổn định chính là bệnh tiểu đường tuýp 2.

Theo Public Health England, khoảng 1/3 số trẻ độ tuổi 10-11 ở Anh bị béo phì. Hơn 1/5 số trẻ 4-5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. Khoảng 26.000 trẻ 9 tuổi phải nhập viện để nhổ răng, trong khi 100 em dưới 10 tuổi được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 mỗi năm.

>>Đường từ tinh bột cũng có thể gây sâu răng!

Theo Trí Thức Trẻ

đường

béo phì

tác hại của đường

đồ ngọt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.