Thủ phạm khiến 7 phụ nữ Việt tử vong mỗi ngày, chị em cần làm ngay điều này để phòng tránh

Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 250.000 ca rơi vào tử vong.

Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 250.000 ca rơi vào tử vong.

Ung thư cổ tử cung (CTC) là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới. Tuổi trung bình phụ nữ bị ung thư CTC xâm lấn là 48-52 tuổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ nhiễm Human papiloma virus (HPV) có nguy mắc ung thư cổ tử cung cao, đặc biệt khi nhiễm HPV type 16 và 18. Các chương trình sàng lọc nhằm phát hiện sớm ung thư CTC như: tìm HPV tại CTC, làm phiến đồ CTC âm đạo (gọi là xét nghiệm PAP) đã cho phép giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư CTC thay đổi nhiều theo yếu tố địa lý. Tỷ lệ mắc bệnh ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong phạm vi từ 10-20 trường hợp mới trên 100.000 phụ nữ mỗi năm.

Tại Việt nam, thống kê của bệnh viện K Hà nội (1994) cho thấy ung thư CTC tại Miền Bắc đứng thứ 3 trong các ung thư tại phụ nữ với 7,7 trường hợp mắc mới mỗi năm/100.000 dân.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê của trung tâm ung bướu thành phố Hồ Chí Minh (1997) ung thư CTC là ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ với tỷ lệ 35 trường hợp mắc mới mỗi năm /100.000 dân.

Tại hội thảo "Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực cộng đồng" do Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur TP.HCM tổ chức ngày 18/3/2018, các chuyên gia, bác sĩ nhận định Ở Việt Nam, có đến 14 ca mắc mới ung thư cổ tử cung mỗi ngày, trong đó có khoảng 7 ca tử vong. Đây là một con số rất đáng báo động.

Thủ phạm khiến 7 phụ nữ Việt tử vong mỗi ngày, chị em cần làm ngay điều này để phòng tránh - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

- Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra các ca ung thư cổ tử cung.

- Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi.

- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung: mẹ, chị, em gái…

- Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết.

- Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con.

- Một số nguyên nhân khác: béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi….

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

- Chảy máu âm đạo bất thường.

- Xuất hiện những cơn đau ở khu vực vùng chậu.

- Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục.

- Cảm giác đau rát và khó khăn khi đi tiểu.

- Giảm cân nhanh và mệt mỏi, chu kì kinh nguyệt không đều.

Phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

- Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh phụ khoa thường gặp.

- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear) để kiểm soát bệnh ung thư hữu hiệu nhất.

- Tiêm phòng vắc xin HPV đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng.

- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động thường xuyên.

- Giữ gìn vùng kín, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo.

- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình không sinh nhiều con.

Tùy vào giai đoạn và sự tiến triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy việc phòng tránh ung thư cổ tử cung phải luôn được đặt lên hàng đầu.

Chị em phụ nữ nên quan tâm đến những biểu hiện bất thường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình, thường xuyên thăm khám phụ khoa để không phải lo lắng về căn bệnh nguy hiểm này.


Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.