Thực hư trẻ ăn vải bị viêm não Nhật Bản

Có rất nhiều phụ huynh đang xôn xao vì thông tin cho rằng trẻ bị nhiễm viêm não Nhật Bản là do... ăn nhiều vải.

Có rất nhiều phụ huynh đang xôn xao vì thông tin cho rằng trẻ bị nhiễm viêm não Nhật Bản là do... ăn nhiều vải.
 
Bệnh viêm não Nhật Bản đang vào mùa với số ca nhiễm ngày một tăng lên. Theo thường lệ, giai đoạn tháng 6, tháng 7 thường được coi là "điểm nóng" của căn bệnh nguy hiểm này với số trẻ mắc bệnh cao hơn hẳn. Đây là bệnh nguy hiểm do virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại những di chứng nặng nề và có tỉ lệ tử vong cao.

Có một điều trùng hợp là bệnh thường tăng cao vào mùa vải chín, do đó rất nhiều phụ huynh tỏ ra vô cùng lo lắng vì cho rằng: Trẻ ăn nhiều vải là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, theo ThS. BS. Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Bệnh viêm não Nhật Bản lây qua muỗi đốt. Thế nên việc ăn vải hay không ăn vải không phải là vấn đề quan trọng. Ví như ở Hà Nội hay một số tỉnh không có vải, nhưng trẻ cũng vẫn bị mắc viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, vào mùa vải thì đúng là có nhiều loài chim bay đến kiếm ăn, trong đó có thể có một số loài mang vi rút này và khi chúng ăn thì sẽ để lại vi rút trên quả. Đó cũng là 1 lí do giải thích vì sao bệnh tăng lên vào mùa vải. Thế nhưng, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do mùa hè nắng nóng rất thuận lợi cho virut viêm não Nhật Bản phát triển, chứ không phải do trẻ ăn nhiều vải mà mắc viêm não".

ThS. BS. Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương

Cũng theo bác sĩ Hải, các bậc phụ huynh muốn phòng tránh lây nhiễm viêm não Nhật Bản cho con, tốt nhất hãy đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ bởi vắc-xin viêm não rất hiệu quả. Lịch tiêm như sau: Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi đầu tiên lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi./.

Bố mẹ cũng nên lưu ý thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, loại bỏ các ổ bọ gậy... Hơn nữa, cần thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Đó là cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này".

Theo Huyền Đặng (Khampha.vn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.