- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 người ngộ độc do ăn cá chép ở Quảng Nam, BV Chợ Rẫy đem thuốc hiếm đi cứu
Nhận định ban đầu cả 3 chùm ca bệnh ngộ độc ở Quảng Nam đều ăn cá chép muối ủ chua.
Khuya 18-3, Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin vừa cử đội chuyên gia của bệnh viện mang thuốc giải độc đi cứu người tại Quảng Nam.
Theo đó, sáng cùng ngày, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được điện thoại liên lạc từ Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam đề nghị hỗ trợ chuyên môn đối với các trường hợp ngộ độc mà bệnh viện đang tiếp nhận điều trị. Sau khi hội chẩn trực tuyến giữa hai bệnh viện, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã nghĩ nhiều đến vấn đề ngộ độc Botulinum.
Các bác sĩ tập trung cứu người
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã phân công ngay 1 đội hỗ trợ đến trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bắc Quảng Nam để cùng phối hợp điều trị bệnh nhân. Thành viên của đội gồm các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, hồi sức chống độc và dược. Ngoài ra, đội hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy còn đem theo 5 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) dùng giải ngộ độc tố Clostridium Botulinum, đây là một loại thuốc rất hiếm.
Thông tin ban đầu, chùm ca bệnh thứ nhất 5 người, gồm: 3 nữ, 2 nam ngụ xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Cả 5 người cùng ăn món cá chép muối ủ chua vào ngày 5-3. Sau khi ăn từ 12-24 giờ, tất cả đều có triệu chứng đau bụng, nôn ói, mệt, yếu dần tay chân và nhập Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Bắc Quảng Nam. Sau 3 ngày điều trị, 1 ca bệnh nhân nữ 40 tuổi đã tử vong, 4 ca còn lại tình trạng hiện tại tạm ổn.
Chùm ca bệnh thứ hai là bệnh nhân nữ sinh năm 1986 ở xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn. Bệnh nhân ăn cá chép muối ủ chua vào ngày 14-3. Sau 1 ngày, bệnh nhân nôn ói nhiều, yếu dần tay chân và nhập Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bắc Quảng Nam. Đến ngày 16-3, bệnh nhân suy hô hấp, thở máy đến nay.
Nhiều chùm ca ngộ độc do ăn món cá chép muối ủ chua ở Quảng Nam
Chùm ca bệnh thứ ba là 4 người trong cùng 1 gia đình, gồm 3 nam, 1 nữ ở xã Phước Kiên, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ngày 16-3, cả gia đình ăn cá chép muối ủ chua, đến 17-3 thì nôn ói nhiều, mệt và nhập Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bắc Quảng Nam. Ngày 18-3, 2 bệnh nhân liệt tứ chi, suy hô hấp, phải thở máy, 2 bệnh nhân còn lại (1 bé trai 12 tuổi và 1 nữ 24 tuổi) mệt đừ, yếu nhẹ tứ chi, sức cơ 4/5-5/5, tự thở được.
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy mang thuốc giải hiếm đi cứu người ngộ độc
Nhận định ban đầu cả 3 chùm ca bệnh đều ăn cùng một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Trong quá trình chế biến loại thức ăn này cần bỏ vào hộp thủy tinh đóng kín, sau 2-3 tuần mới lấy ra ăn (tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển). Sau ăn ≤ 24 giờ đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa kèm yếu tứ chi tăng dần. Những trường hợp nặng đều dẫn tới suy hô hấp do liệt cơ đến phải thở máy. Tuy nhiên, tất cả đều tỉnh, tiếp xúc được.
Với đầy đủ các tiêu chuẩn về lâm sàng và dịch tễ, các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa ra chẩn đoán đối với các chùm ca bệnh trên là: Ngộ độc Botulinum do ăn cá chép muối ủ chua. Với chẩn đoán trên, 3 bệnh nhân nặng đang thở máy (1 nữ, 2 nam) được chỉ định dùng ngay thuốc giải ngộ độc tố Clostridium Botulinum. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, kết quả xét nghiệm cấy mẫu cá muối ủ chua do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện đã xác định Clostridium Botulinum type E (+).
Về hướng điều trị: 3 bệnh nhân nặng thở máy mỗi người truyền 1 lọ BAT, theo dõi sát phản vệ trong và sau truyền. Theo dõi sát biến chứng loạn nhịp tim và săn sóc bệnh nhân thở máy. 2 bệnh nhân còn lại tiếp tục theo dõi sát tình trạng yếu liệt của bệnh nhân để quyết định có sử dụng BAT hay không.
Theo NLD
-
Sức khỏe9 giờ trướcChức năng của trái tim tương đương với “động cơ” của cơ thể con người, các bộ phận đều cần động cơ bơm máu để duy trì.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNhiều người được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo mẫu mới nhưng chưa biết cách đọc mã số, ký hiệu thể hiện mức hưởng khi đi khám chữa bệnh nội trú.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNgười có huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường nên tránh uống loại nước chứa nhiều kali, đường.
-
Sức khỏe14 giờ trướcVinmec Times City (Hà Nội) và Vinmec Central Park (TP.HCM) vừa nhận chứng chỉ từ Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC) về quản lý bệnh lý suy tim và mạch vành, chứng nhận Trung tâm Xuất sắc (COE) về tim mạch.
-
Sức khỏe17 giờ trướcLô thuốc giải BAT được nhập về Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vào năm 2021. Hai lọ cuối cùng đang ở Quảng Nam - nơi ghi nhận 10 trường hợp ngộ độc, trong đó một người đã tử vong, sau khi ăn cá muối ủ chua.
-
Sức khỏe18 giờ trướcBảo vệ sức khỏe lá phổi ngoài việc chú ý đào thải độc tố và loại bỏ các thói quen xấu thì việc tránh một số loại thực phẩm có hại cho phổi cũng là việc nên làm.
-
Sức khỏe18 giờ trướcChỉ trong hai tuần nay, Khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tiếp nhận 9 bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu. Điều đặc biệt, các bệnh nhân này đều là người lớn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcRau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTập thể dục đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng tập thể dục quá sức có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ đau tim, đột tử ở một số người.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSỏi thận có thể gây biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước. Ở mức độ nhẹ, nó gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều bằng chứng cho rằng chế độ ăn nhiều cá, thịt trắng, rau xanh và trái cây góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư gan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại thực phẩm giàu canxi này có bán khắp các chợ, biết tận dụng bạn sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề xương khớp.