2 chất kịch độc trong bánh chưng bị mốc, cố cắt mốc để ăn là tiếp tay cho ung thư ác tính

Nhiều người thường tiếc của nên chỉ cắt bỏ phần bánh chưng mốc để ăn phần còn lại. Trên thực tế đó lại là hành động gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhiều người thường tiếc của nên chỉ cắt bỏ phần bánh chưng mốc để ăn phần còn lại. Trên thực tế đó lại là hành động gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bánh chưng là món ăn truyền thống, không thể thiếu trong những ngày Tết. Tuy nhiên, tình trạng bánh chưng ‘ế’ sau những ngày Tết chính lại xảy ra đối với rất nhiều gia đình. Việc bảo quản không phải ai cũng làm tốt nên bánh chưng hay bị mốc. Phần lớn mọi người đều có thói quen bỏ phần mốc đi rồi vẫn ăn ngon lành. Thế nhưng không phải ai cũng biết rằng đây là hành động cực nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bản thân và gia đình.

Chất độc hại có chứa trong  bánh chưng mốc

Theo các chuyên gia thì sức khỏe của người dùng đều sẽ bị ảnh hưởng khi ăn phải những loại thực phẩm bị mốc. Alfatoxin và Ochratoxin chính là chất độc được sinh ra từ các thực phẩm nấm mốc vừa gây hại cho gan, vừa hại thận. Cho dù bạn có cắt bỏ đi phần nấm mốc, rửa sạch rồi đun kĩ vẫn không thể nào có thể đảm bảo được an toàn. Trên thực tế, những loại vi khuẩn có thể lây lan từ vùng bị mốc ra khắp chiếc bánh. Phần bánh bạn tưởng chưa bị mốc nhưng có thể đã nhiễm rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm rồi. Chính vì thế, bạn không nên tiếp tục ăn nếu như thấy bánh có dấu hiệu chớm mốc.

2 chất kịch độc phá hủy GAN, THẬN trong bánh chưng BỊ MỐC, cố cắt đi phần mốc để ăn là tiếp tay cho ung thư ác tính-1

2 chất kịch độc phá hủy GAN, THẬN trong bánh chưng BỊ MỐC, cố cắt đi phần mốc để ăn là tiếp tay cho ung thư ác tính-2

Bánh chưng mốc vẫn được nhiều người tiếc của tận dụng lại để ăn

Cách bảo quản giúp hạn chế bánh chưng bị mốc

Thời tiết nồm ẩm những ngày sau Tết luôn là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn sinh sôi nên bánh chưng rất dễ bị mốc. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần chuẩn bị từ khâu làm bánh đến khâu bảo quản.

Khi gói bánh chưng bạn chú ý không nên gói quá chặt tay hoặc quá lỏng tay bởi cả hai đều có thể khiến bánh không được ngon, quá mềm và dễ bị mốc. Trong khi nấu cần phải luộc sao cho bánh được chín đều. Sau khi bánh được dỡ ra thì nên ngâm trong một chậu nước đun sôi để nguội để có thể rửa hết những nhớt trên bề mặt lá bên ngoài bánh.

Bạn nên để bánh trong tủ lạnh để có thể bảo quản được lâu hơn. Mặc dù để tủ lạnh sẽ khiến cho bánh bị cứng, hạt gạo trong bánh bị sượng nhưng bạn vẫn có thể hấp hoặc luộc lại cho nóng trước khi ăn. Công thức để bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh tốt nhất đó là để bánh trong ngăn mát, nhiệt độ từ 5-10 độ C, để bánh còn nguyên lá khi cho vào tủ. Khi ăn thì ăn tới đâu cắt tới đó, phần còn lại phải được gói kĩ trong túi nilon. Khi thấy bánh có dấu hiệu mốc thì bạn phải bỏ ngay lập tức, đừng tiếc của mà rước họa vào thân.

2 chất kịch độc phá hủy GAN, THẬN trong bánh chưng BỊ MỐC, cố cắt đi phần mốc để ăn là tiếp tay cho ung thư ác tính-3

Bánh khi bị mốc đều rất độc

Theo Thethaoxahoi


ung thư

bánh chưng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.