2 món khoái khẩu "tiếp tay" cho sán lá phổi tấn công bạn

Cua, tôm nướng là món ăn “đường phố” rất được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, chính hai món khoái khẩu này lại tiềm ẩn những con sán lá phổi ký sinh sẵn sàng gây bệnh cho bạn.

Cua, tôm nướng là món ăn “đường phố” rất được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, chính hai món khoái khẩu này lại tiềm ẩn những con sán lá phổi ký sinh sẵn sàng gây bệnh cho bạn.

“Chân dung” sán lá phổi

Sán lá phổi có tên khoa học là Paragonimus - một loại ký sinh trùng thuộc lớp sán lá (Trematoda), ngành phụ sán dẹt (Plathelminthes) và nằm trong ngành đa bào Metazoa.

Hình ảnh sán lá phổi

Hình ảnh sán lá phổi

Trong tổng 40 loài sán lá phổi thì có tới trên 10 loại gây bệnh ở người, chủ yếu là loài Paragonimus westermani. Ở Việt Nam loại gây bệnh thường gặp là P. heterotremus.

Sán lá phổi chú yếu ký sinh trong tôm, cua, ốc, hàu,…chúng đi vào cơ thể người và gây bệnh thông qua đường ăn. Thông thường là món nướng tái, chưa chín kỹ hay món gỏi sống. Vì khi ở nhiệt độ cao, thức ăn được nấu chín thì sán lá phổi sẽ bị chết.

Tôm, cua nướng “tiếp tay” cho sán lá phổi tấn công người

Khi bạn ăn các món tôm, cua nướng có chứa ấu trùng sán lá phổi. Chúng sẽ đi vào dạ dày và đường ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa, vào ổ bụng rồi tiếp tục qua cơ hoành, màng phổi vào nhu mô phổi và làm tổ trong phổi.

Một số ít cư trú tại tim, phúc mạc, gan, thận, dưới da, ruột, não.

Sán lá phổi “hủy hoại” phổi như thế nào?

Khi mới xâm nhập vào phổi ấu trùng sán thâm nhiễm bạch cầu ái toan và trung tính, sau đó thành bạch cầu đơn nhân.

Sau khi nhiễm sán từ 7-8 tuần người bệnh sẽ xuất hiện hoại tử nhu mô phổi, tiếp đó hình thành nang xơ bao quanh sán trưởng thành. Các nang phổi sẽ lớn lên và vỡ khi sán trưởng thành bắt đầu đẻ trứng.

Ăn cua nướng có nguy cơ nhiễm sán lá phổi

Ăn cua nướng có nguy cơ nhiễm sán lá phổi

Nang phổi to sẽ vỡ vào tiểu phế quản của người bệnh.

Ngoài ra, số ít ấu trùng sán lá phổi có thể khu trú lại các cơ quan nội tạng khác, tại ổ bụng, phát triển thành sán non, ký sinh, trưởng thành và đẻ trứng.

Sán non và trứng sán ngoài phổi hay các bộ phận khác có thể gây nên chứng viêm, phù nề, apxe, u hạt trong cơ thể của bạn.

Phòng tránh sán lá phổi như thế nào?


Đây là căn bệnh có thể lây nhiễm qua đờm, phân có chứa ấu trùng sán lá phổi của người bệnh tới những người xung quanh. Do đó, nên có biện pháp kiểm soát chất thải, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh lây nhiễm cho công đồng.

Hạn chế không ăn tôm, cua, hải sản nướng, tái hay ăn gỏi để tránh trường hợp bị nhiễm sán lá phổi.

Khi có biểu hiện bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị bệnh sớm, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.