3 dấu hiệu ở bàn chân mà chúng ta thường hay lờ đi thể hiện sức khỏe đang có vấn đề

Đừng coi thường bàn chân nhỏ bé, nó còn được gọi là “trái tim thứ 2” của cơ thể người.

Đừng coi thường bàn chân nhỏ bé, nó còn được gọi là “trái tim thứ 2” của cơ thể người. Các cơ quan khác nhau tương ứng với các cơ quan nội tạng khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với tim, não, các dây thần kinh và mạch máu. Có thể thấy bàn chân đối với sức khỏe con người có vị trí rất quan trọng.

Bàn chân là đồng hồ dự báo sức khoẻ của con người, muốn biết cơ thể có khoẻ mạnh không hãy nhìn vào hai điểm

1. Dựa vào màu sắc

- Màu sắc của móng chân

Có thể thấy, móng chân nằm ở một vị trí xa tim nhất, nhưng cũng là biểu hiện rõ ràng của sức khỏe.

3 dấu hiệu ở bàn chân mà chúng ta thường hay lờ đi thể hiện sức khỏe đang có vấn đề-1

Nếu một người bình thường hệ tuần hoàn máu lưu thông tốt, móng chân sẽ có màu hồng nhuận và sáng bóng. Tuy nhiên, nếu móng chân có các biểu hiện sau thì cơ thể bạn có lẽ đang xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe:

- Móng chân nhợt nhạt cho thấy bàn chân lưu thông máu kém, bạn có thể bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu.

- Móng chân xuất hiện những sọc kẻ, cho thấy cơ thể bạn suy nhược, sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.

- Màu sắc của ngón chân

Ngón chân của người khoẻ mạnh thường đầy đặn, màu sắc hồng nhuận, không quá đỏ hoặc quá trắng. Ngược lại, nếu ngón chân không đầy đặn và nhăn nheo, điều đó chứng tỏ bàn chân lưu thông máu không tốt. Màu sắc ngón chân quá đỏ do tắc nghẽn mạch máu ở chân, sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch không được dễ dàng.

- Màu sắc của lòng bàn chân

Theo Trung y, lòng bàn chân của người bình thường có màu hơi đỏ, nghiêng về hồng nhuận. Nhưng nếu bàn chân bạn có màu khác, lời khuyên cho bạn là hãy kịp thời đến những cơ sở y tế uy tín để làm kiểm tra toàn diện.

3 dấu hiệu ở bàn chân mà chúng ta thường hay lờ đi thể hiện sức khỏe đang có vấn đề-2

Màu sắc bất thường của lòng bàn chân:

- Chân quá đỏ, nóng trong.

- Chân có màu xanh, thể hàn.

- Chân có màu vàng, bệnh về gan.

- Chân màu trắng, ngoài việc thể hàn, cũng có khả năng mắc bệnh suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu.

- Chân có màu tím hoặc đen, có thể lưu thông máu không được tốt.

2. Dựa vào nhiệt độ

Bàn chân của một người bình thường giống như một “máy giữ nhiệt”, có thể tự điều chỉnh nhiệt độ, giữ ấm cho bàn chân. Cụ thể, khi trời lạnh thì bàn chân sẽ thường ấm; trời nóng nhiệt độ của bàn chân cũng sẽ không quá cao, có thể dùng “đông ấm hạ mát” để hình dung.

Ngược lại, nếu trời lạnh, bàn chân như khối băng; trời nóng, bàn chân đổ mồ hôi, điều này cho thấy việc lưu thông máu của bàn chân kém.

Mẹo nhỏ

- Chân lạnh như khối băng, đa phần là do thận yếu hoặc không biết giữ ấm, nên dùng nhiều thực phẩm nóng, ví dụ như nhân sâm, tỏi, thịt dê, gừng…

- Chân đổ mồ hôi, có thể do âm hư dẫn đến nóng trong, nên ăn nhiều bí đao, thịt nạc và những thực phẩm có tính hàn.

3 biểu hiện sau nên cẩn thận, đó có thể là tín hiệu cầu cứu của cơ thể

1. Chân khô, da bong tróc

Mùa đông thời tiết khô hanh, độ ẩm trong không khí giảm mạnh, sự tiết ra của các tuyến bã nhờn giảm đi, khiến da của nhiều người trở nên khô hơn và khiến cho da dễ bị nứt nẻ, bong tróc và ngứa.

Ngoài ra, nếu chân bị nấm cũng sẽ khiến cho bàn chân bị nứt nẻ. Những người mắc bệnh này thường bị ngứa và phồng rộp ở chân.

Biện pháp phòng ngừa

- Khi tắm, ưu tiên chọn những sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm, tắm xong kịp thời thoa kem dưỡng da. Thường xuyên ngâm chân, cung cấp độ ẩm cho da.

3 dấu hiệu ở bàn chân mà chúng ta thường hay lờ đi thể hiện sức khỏe đang có vấn đề-3

- Chú ý đa dạng thực đơn, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả và các thực phẩm giàu protein.

2. Chân thường xuyên bị chuột rút

Trong cuộc sống hàng ngày nếu xuất hiện chuột rút, chúng ta thường nghĩ rằng, liệu có phải do thiếu canxi gây nên? Thế nhưng, “thủ phạm” không hề đơn giản như vậy.

Trừ việc thiếu canxi, không vận động, mệt nhọc quá độ, mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, tắc động mạch, giãn tĩnh mạch hoặc các bệnh về mạch máu khác khiến cho việc lưu thông máu trở nên khó khăn, lượng máu không đủ cung cấp cho các chi dưới dẫn đến tình trạng bị chuột rút.

Biện pháp phòng ngừa

- Người cao tuổi, thanh thiếu niên, phụ nữ cho con bú dễ bị thiếu canxi, chú ý bổ sung canxi trong thực đơn hàng ngày

- Khi bị chuột rút, chú ý thả lỏng cơ thể.

- Nếu thường xuyên bị chuột rút, nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra.

3. Tê chân

3 dấu hiệu ở bàn chân mà chúng ta thường hay lờ đi thể hiện sức khỏe đang có vấn đề-4

Có hai trường hợp khiến chân bị tê

- Giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài dẫn đến dây thần kinh bị tê.

- Tê chân cũng có thể là mầm mống của bệnh. Khi cơ thể mắc bệnh về cột sống, đau xương sống thắt lưng hoặc bệnh tiểu đường, đè ép đến dây thần kinh hoặc gây ra những biến chứng về thần kinh cũng đều có thể gây nên hiện tượng tê chân.

Phương pháp phòng bệnh

Nếu bạn thuộc trường hợp 1 thì không cần lo lắng, làm ấm một chút sẽ hết hiện tượng này. Nhưng nếu bạn thuộc trường hợp thứ 2, lời khuyên đó là kịp thời đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/3-dau-hieu-o-ban-chan-ma-chung-ta-thuong-hay-lo-di-the-hien-suc-khoe-dang-co-van-de-220192811101727773.htm

dấu hiệu cảnh báo bệnh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.