- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 kiểu bảo quản thịt trong tủ lạnh sản sinh chất gây ung thư nhưng nhiều người Việt vẫn làm
Dường như mẹ nội trợ nào cũng có 3 thói quen này khi bảo quản thịt trong tủ lạnh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
- Nhiều người Việt thường có 5 thói quen tai hại khi ăn canh cua, có thói quen tạo ra chất gây ung thư
- 3 kiểu ăn cơm khiến bạn sinh bệnh, riêng kiểu thứ 2 có thể sản sinh chất gây ung thư nhưng dân văn phòng rất thích
- Dùng đũa gỗ, thớt gỗ với loại thực phẩm này chú ý rửa kỹ để tránh sinh chất gây ung thư Aflatoxin!
Tủ lạnh là nơi an toàn để cất giữ thực phẩm, giúp thực phẩm tươi ngon hơn, phòng tránh ôi thiu, nhiễm khuẩn. Thế nhưng, dường như rất nhiều người hiện nay đang lạm dụng chức năng bảo quản của tủ lạnh, khiến cơ thể nạp chất gây ung thư mà không hay biết. Gia đình nào có một trong 3 kiểu bảo quản thịt trong tủ lạnh dưới đây thì nên coi chừng.
3 kiểu bảo quản thịt trong tủ lạnh sản sinh chất gây ung thư nhưng người Việt luôn làm
1. Bảo quản thịt thừa bằng màng bọc thực phẩm từ ngày này qua ngày khác
Hầu hết, chúng ta đều cho rằng, dùng màng bọc thực phẩm thì yên tâm hoàn toàn về độ an toàn thực phẩm. Nhất là khi được cất trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), màng bọc thực phẩm - cả loại màng bọc thực phẩm sản xuất bằng nhựa PE vốn được đánh giá là có chất lượng đảm bảo - cũng không nên lạm dụng vì vẫn có nguy cơ thôi nhiễm ra thực phẩm. Để càng lâu càng dễ sản sinh chất gây ung thư.
Nhất là những gia đình có thói quen bọc thịt chín còn thừa vào tủ lạnh, dùng nhiều lần sau đó chứ không phải một lần duy nhất.
Việc lôi ra rồi lại bọc lại thịt bằng màng bọc thực phẩm cũng khiến vi khuẩn sản sinh nhanh hơn. Lúc này, bên cạnh nguy cơ thôi nhiễm, thực phẩm cũng dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
2. Không đậy kín thịt còn thừa trước khi cho vào tủ lạnh
Sau khi hết bữa cơm, thức ăn còn thừa được cất vào tủ lạnh để dùng cho bữa sau. Thịt cũng không ngoại lệ. Nhiều người vì tiện tay, vì nghĩ dùng để ăn cho bữa sau là thôi không cần che đậy gì cả, cứ thế cất thẳng vào tủ lạnh. Điều này không hề tốt như bạn vẫn nghĩ.
Thực tế thì chỉ cần bảo quản thịt trong tủ lạnh với thời gian ngắn cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, nguy cơ lây nhiễm chéo cực kỳ cao. Trong tủ lạnh còn chứa rất nhiều các loại thực phẩm khác. Dù ở nhiệt độ lạnh, chúng vẫn có thể sinh sôi vi khuẩn.
Khi thịt cất tủ lạnh không được che chắn cẩn thận thì nguy cơ lây nhiễm chéo từ những loại thực phẩm sống khác sang là chuyện khó tránh. Ăn loại thịt này vào bữa tiếp theo cũng tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, về lâu dần có thể gây bệnh mãn tính như ung thư.
3. Bảo quản thịt quá lâu trong tủ lạnh bằng túi ni lông
Nhiều người có tư tưởng mua thịt sạch tích trữ đầy trong tủ lạnh ở ngăn đá ăn dần. Chỉ cần bỏ vào túi ni lông buộc chặt, chúng ta cất vào ngăn lạnh nhất trong tủ lạnh là yên tâm. Thực tế, bảo quản thịt sống kiểu này không hề an toàn như bạn nghĩ. Nhất là khi bạn có tư tưởng ăn loại thịt trữ đông từ tháng này sang tháng khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, sử dụng túi ni lông gói, bọc thực phẩm nói chung chứ không riêng gì thịt sẽ dẫn đến khả năng thôi nhiễm vào thực phẩm, gây hại sức khỏe khi chúng ta hấp thụ vào cơ thể.
Nghiêm cấm đựng thịt trong túi ni lông để tủ lạnh trong thời gian dài. Vì khi ấy, chất nhựa có khả năng tan ra cao hơn, đặc biệt đối với những sản phẩm chứa nước, muối mặn, axit, chất béo như thịt đã chín, được tẩm ướp...
Nghiên cứu của đại học Pennsylvania (Mỹ) cũng cho thấy, đựng thực phẩm trong túi ni lông hay túi nhựa nói chung đều có thể gây ra những nguy hiểm về sức khỏe. Xét về thành phần hóa chất tạo nên chiếc túi ni lông, các nhà nghiên cứu thấy có BPA và DEHP. Trong đó, BPA có liên quan đến bệnh béo phì và khiến vòng eo lớn hơn ở nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.
Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học (NTP) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC), BPA còn tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Đây cũng là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao.
Bảo quản thịt trong tủ lạnh đúng cách cần ghi nhớ 8 điều
- Hạn chế tối đa việc bảo quản thịt chín cũng như đồ ăn thừa nói chung trong tủ lạnh quá lâu để tránh sản sinh chất gây ung thư, tránh nguy cơ ung thư cũng như loạt bệnh mãn tính về lâu dài.
- Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ nhiệt độ trong tủ khoảng 2 độ C.
- Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ mức -25 độ C.
- Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp.
- Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.
- Kể cả thịt chín hay sống, để ngăn mát hay đá thì chỉ nên giữ trong thời gian nhất định. Tốt nhất chỉ nên ăn trong vòng 1 tuần để đảm bảo thịt tươi ngon, dinh dưỡng và tránh mắc bệnh.
- Nếu cho thịt vào ngăn đá cần bọc kín thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt để tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Sức khỏe2 giờ trướcĐang làm việc, Xiao Li cảm thấy chóng mặt, tê cóng hai tay rồi gục xuống bàn làm việc.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNhóm học sinh lớp 5-6 ở Mexico phải điều trị y tế sau khi tham gia thử thách trên mạng: Ai tỉnh táo lâu nhất sau khi uống thuốc an thần.
-
Sức khỏe4 giờ trướcTập thể dục thường xuyên là thói quen tốt, nhưng khi cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này thì hãy nghỉ ngơi vì bạn đang bị quá mệt.
-
Sức khỏe7 giờ trướcNgười đàn ông 51 tuổi có tiền sử khỏe mạnh, chưa từng điều trị các bệnh lý về tim mạch hay huyết áp. Tối 24/1 (tức mùng 3 Tết), ông đột ngột khó thở, đau tức ngực dữ dội, đi cấp cứu, trong 15 phút ngừng tim tới 5 lần.
-
Sức khỏe8 giờ trướcHệ thống mạch máu có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống cũng như hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, rất ít người quan tâm tới việc chăm sóc chúng.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTheo khuyến cáo mới nhất từ Bộ Y tế, độ tuổi sinh đẻ của bố mẹ có thể một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị khuyết tật bẩm sinh.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNghiên cứu mới từ Trường Y tế Công cộng của Đại học Hoàng gia cho thấy "thực phẩm siêu chế biến" có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư.
-
Sức khỏe12 giờ trướcCách dùng kỷ tử tốt nhất đó là ngâm quả kỷ tử khô trong nước nóng để pha thành trà và uống buổi sáng.
-
Sức khỏe23 giờ trướcTrong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh xuất huyết não ngày càng trẻ hóa, điều này có liên quan nhiều đến một số hành vi như thừa cân, uống rượu và hút thuốc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi đang ngủ, ông Hiếu thấy mình bị yếu liệt chân tay, nói ngọng. Do thường xuyên đọc báo về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, ông nhận ra mình đang có dấu hiệu của bệnh đột quỵ nên gọi bạn nhờ đưa đi cấp cứu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGừng là một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp. Không chỉ có chức năng làm gia vị mà gừng còn có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm cân quá nhanh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng!
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo nghiên cứu mới của Đại học Copenhagen (Đan Mạch), thêm sữa vào cốc cà phê của bạn có thể có tác dụng chống viêm cho cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBếp ga là một trong những vật dụng quen thuộc trong căn bếp gia đình, tuy nhiên khí thải từ bếp ga có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của hệ hô hấp.