3 nguyên tắc giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng

Vệ sinh mũi họng, để phòng thông thoáng... là những cách đơn giản giúp tất cả mọi người dự phòng nguy cơ mắc bệnh nặng khi từ F1 chuyển sang F0.

3 nguyên tắc giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng

Theo TS.BS. Đỗ Thiện Hải, Trưởng Khoa Nội tổng quát (Truyền nhiễm), Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, trường hợp trẻ nhỏ hay người lớn là F1 thì cũng giống bị phơi nhiễm với các loại virus khác. Việc quan trọng nhất đối với trẻ và người lớn là vệ sinh đường hô hấp. Ví dụ, với trẻ nhỏ thì cần phải nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối, nếu em bé lớn/người lớn có thể súc họng 1 ngày 4-5 lần.

Theo các khảo sát gần đây, ở trong họng người khỏe mạnh có từ 30-60% vi khuẩn phế cầu nhưng không gây bệnh. Nhưng khi một người trở thành F0, các vi khuẩn này sẽ gây tổn thương hàng rào niêm mạc bảo vệ đường hô hấp, khi các hàng rào bảo vệ bị tổn thương thì vi khuẩn phế cầu xâm nhập sẽ gây bệnh rất nặng.

Vấn đề thứ 2, là phải đảm bảo thông thoáng trong phòng của em bé, người cách ly. Hiện nay, phòng ở của các gia đình Việt Nam không rộng, mọi người thường ngại mở cửa sợ bụi. Tuy nhiên, phòng ở của người cách ly tốt nhất ngày phải mở 2-3 lần để không khí được lưu thông.

3 nguyên tắc giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng-1
Vệ sinh mũi sẽ giảm được nguy cơ F0 diễn biến nặng, ảnh minh hoạ.

Vấn đề thứ 3, F1 cần đảm bảo dinh dưỡng tốt, tăng cường miễn dịch. Và trường hợp khi có dinh dưỡng tốt, nếu thành F0 bệnh sẽ không tiến triển nặng hơn.

Bác sĩ Hải lưu ý tới việc xử lý rác thải của người F1, F0. Tất cả chất thải trong phòng cần cho vào túi riêng, bọc thêm 1 lần túi. Tốt hơn nữa, cần dán băng dính màu đỏ để cảnh báo, tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

Làm thế nào để biết F1 đã thành F0?

Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, Đại học Sydney, cho biết tại Việt Nam vấn đề lây nhiễm trong gia đình là rất cao, có khoảng một nửa F0 lây trong không gian gia đình. Do vậy, việc mở cửa phòng sẽ rất quan trọng. Bên cạnh đó, người cách ly cũng phải đeo khẩu trang, hắt hơi vào khuỷu tay và phải rửa tay thường xuyên, giảm nguy cơ lây nhiễm.

Còn đối với các trường là F1 thì cũng cần phải xác định có thể trở thành F0. Để bảo vệ bản thân, các trường hợp này cần phải theo dõi các dấu hiệu phát hiện triệu chứng cần can thiệp y tế để bệnh không bị chuyển biến nặng. Vấn đề số 2 của F1 cách ly tại nhà cần phải đảm bảo không để lây nhiễm sang cho người khác.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam chia sẻ, các trường hợp F1 là nhóm bị phơi nhiễm với SARS-CoV-2. Nếu bị phơi nhiễm theo thời gian có thể bị nhiễm virus hoặc không. Chỉ có thể xác định F1 có trở thành F0 qua xét nghiệm test nhanh, PCR. Hiện nay, ngoài PCR thì có thêm test nhanh kháng nguyên có độ nhạy 80% với người có virus 25 chu kỳ.

Khi F1 cách ly tại nhà nếu có triệu chứng cần báo cho y tế để xét nghiệm khẳng định. Tùy theo tình hình sức khỏe lâm sàng y tế sẽ quyết định đi tới bệnh viện điều trị Covid-19.

"F0 quyết định tại nhà, về mặt chuyên môn, hàng ngày ít nhất 1 lần liên hệ bằng được với nhân viên y tế mô tả dấu hiệu để nhân viên y tế biết dấu hiệu có thể phải đến y tế. Đầu mối liên lạc y tế phải liên tục", bác sĩ Hà nói.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/3-nguyen-tac-giam-nguy-co-mac-covid-19-nang-161211907154518342.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.