- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 nhóm người nên hạn chế ăn chuối chín
Chuối chín ngon bổ nhưng không phù hợp với tất cả mọi người, dưới đây là những nhóm người nên hạn chế ăn chuối chín.
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, đầu thế kỷ 20, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ xếp chuối vào danh sách đầu tiên của siêu thực phẩm. Thành phần dinh dưỡng của chuối gồm:
Các dưỡng chất quan trọng
Trong mỗi quả chuối sẽ có nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng gồm:
Calo: 89
Đường: 12,2g
Đạm: 1,1g
Carb: 22,8g
Chất xơ: 2,6g
Chất béo: 0,3g
Năng lượng
Chuối là thực phẩm giàu carbs, nhiều nhất là ở dạng tinh bột và đường. Trong quá trình chuối chín sẽ có sự thay đổi mạnh về thành phần carb.
Mỗi quả chuối xanh có khoảng 80% tinh bột (trọng lượng khô). Cùng với quá trình chín của chuối, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường và chỉ còn lại < 1%="" khi="" chuối="" chín="">
Trong quả chuối chín có các loại đường: fructose, sucrose và glucose. Tổng lượng đường trong mỗi quả chuối chín lên đến > 16% trọng lượng tươi. Chỉ số đường huyết trong chuối khá thấp (42 - 58).
Khoáng chất và vitamin
Quả chuối có nhiều khoáng chất và vitamin, nhất là B6, C và kali. Cụ thể:
- B6: 1 quả chuối kích thước trung bình có khả năng cung cấp 33% hàm lượng B6/ngày.
- C: chuối rất giàu vitamin C.
- Kali: hàm lượng kali trong chuối khá cao nên nếu ăn đều đặn có thể giảm huyết áp và tốt cho tim mạch.
Chất xơ
Tinh bột trong chuối chưa chín chủ yếu là tinh bột mà cơ thể không thể phân hủy để sử dụng làm năng lượng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống nếu muốn giảm hoặc duy trì cân nặng. Ở trong ruột già, tinh bột của chuối được vi khuẩn lên men thành axit béo butyrate chuỗi ngắn tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của chuối còn nhiều các loại chất xơ, điển hình là pectin có thể tan trong nước. Nếu chuối chín sẽ làm tăng tỷ lệ pectin hòa tan trong nước. Cả tinh bột kháng và pectin đều giúp cho lượng đường huyết sau bữa ăn không bị tăng lên.
Hợp chất thực vật khác
Cũng như các loại trái cây khác, quả chuối cũng chứa nhiều loại hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học:
- Dopamine: chất dẫn truyền thần kinh quan trọng với não. Điều đáng nói là dopamine của chuối không thể vượt qua hàng rào máu não nên không ảnh hưởng đến tâm trạng mà đảm nhận vai trò tương tự một chất chống oxy hóa.
Chuối chín tốt cho sức khoẻ nhưng không phù hợp với tất cả mọi người
- Catechin: đây là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong chuối có liên quan đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình là phòng ngừa bệnh tim.
Những nhóm người không nên ăn chuối chín
Chuối chín tốt cho sức khoẻ nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Dưới đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên ăn chuối chín:
Người mắc bệnh tiểu đường
Chuối chứa carbohydrate, là thành phần thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người cần theo dõi lượng đường trong máu hoặc mắc bệnh tiểu đường, ăn chuối chín có thể góp phần làm tăng đột biến lượng đường trong máu do hàm lượng carbohydrate của chuối cao (trung bình 27 g cho một quả chuối).
Chỉ số đường huyết (GI) của chuối là từ 42 - 62, nằm ở mức thấp hoặc trung bình tùy theo độ chín của chuối. Chuối vàng hoặc chín chứa ít tinh bột kháng và nhiều đường hơn chuối xanh, đồng nghĩa với việc chỉ số GI cao hơn, khi ăn vào khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn.
Đặc biệt chuối chín kỹ (vỏ đã chuyển sang màu nâu đen) càng ngọt hơn do hàm lượng đường cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng, trong quá trình chín chất xơ trong chuối bắt đầu phân hủy và tinh bột phức hợp chuyển thành đường đơn. Điều này làm tăng hàm lượng đường trong chuối chín kỹ, khiến chúng trở thành mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, những người đang theo dõi lượng đường trong máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêu thụ chuối.
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS.BS. Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường cho biết, người bệnh tiểu đường nên chọn ăn chuối xanh, chuối ương hoặc chuối gần chín, không nên ăn chuối chín quá. Mỗi lần chỉ nên ăn 1 quả nhỏ - trung bình hoặc ½ quả lớn.
Nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Trong trường hợp lượng đường cao hơn mức cho phép thì không nên ăn chuối.
Người bị hội chứng ruột kích thích
Chuối chín chứa lượng đáng kể FODMAP - một nhóm carbohydrate ngắn chuỗi khó tiêu hóa. Khi vào ruột, FODMAP lên men và gây ra các triệu chứng khó chịu ở người bị hội chứng ruột kích thích.
Khi chuối bị phân hủy trong ruột, nó thường gây ra dư thừa khí. Đối với những người có hệ tiêu hóa bình thường, điều này thường không gây ra vấn đề gì nhưng người bị hội chứng ruột kích thích thường dễ bị đau bụng do đầy hơi sau khi ăn chuối.
Người bệnh thận
Chuối giàu kali, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bệnh thận, khả năng đào thải kali của thận bị hạn chế, việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu. Do đó nên hạn chế tiêu thụ loại quả này.
Trường hợp người bệnh tiểu đường đã có bệnh thận mạn tính hoặc đang sử dụng các thuốc lợi tiểu giữ kali thì không nên ăn chuối, vì chuối chứa nhiều kali có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Theo VTC News
-
Sức khỏe9 giờ trướcNam thanh niên vào cấp cứu trong tình trạng ngộ độc methanol nặng, dù đã được cấp cứu nhưng nguy cơ tử vong cao nên gia đình xin về.
-
Sức khỏe11 giờ trướcLưu ý 5 điều dưới đây khi ăn cá sẽ giúp bạn biết cách ăn gì, ăn thế nào để có một sức khỏe tốt.
-
Sức khỏe11 giờ trướcChuối là loại quả tốt cho sức khoẻ, vậy mỗi ngày ăn một quả chuối có tác dụng gì?
-
Sức khỏe11 giờ trướcCác bác sĩ thông tin về sức khoẻ của cầu thủ Nguyễn Xuân Son sau phẫu thuật.
-
Sức khỏe14 giờ trướcGiáo sư Trần Trung Dũng, người trực tiếp mổ cho cầu thủ Xuân Son nhận định, kỹ thuật điều trị cho anh không quá phức tạp. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ chiếm 10% quá trình còn 90% sự hồi phục phụ thuộc vào các giai đoạn sau.
-
Sức khỏe15 giờ trướcTrước đó, TPHCM từng ghi nhận vi rút HMPV là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TPHCM trong năm 2023 và 2024.
-
Sức khỏe19 giờ trướcSố ca nhiễm virus gây viêm phổi HMPV tại Trung Quốc tăng nhanh khiến nhiều người lo lắng.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNước lá ổi là thức uống tốt cho dức khoẻ được nhiều người yêu thích, vậy nước lá ổi có chứa dưỡng chất gì?
-
Sức khỏe21 giờ trướcCác chuyên gia y tế Ấn Độ đã xoa dịu mối lo ngại về Metapneumovirus ở người (HMPV), nhấn mạnh rằng loại vi-rút này không dễ lây truyền như COVID-19.
-
Sức khỏe23 giờ trướcTheo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Vinmec, ca phẫu thuật chân cho Nguyễn Xuân Son vừa kết thúc thành công, hiện cầu thủ này tỉnh táo, không đau.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNgười dân Trung Quốc đang phải đối mặt với dịch bệnh liên quan virus HMPV, ảnh hưởng nhất đến người cao tuổi và trẻ em.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho hay tối nay các bác sĩ sẽ phẫu thuật cho cầu thủ Nguyễn Xuân Son, người bị gãy xương chày và xương mác chân phải trong trận chung kết tranh cúp ASEAN Cup 2024 tại Thái Lan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi ra khỏi sân, Quỳnh Anh xuống sức, ngồi bệt dưới đất và được bạn bè, chị gái chăm sóc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá nóc mít được một ngư dân tại tỉnh Bình Thuận bắt được, sau đó chế biến cho 5 người cùng ăn và ngộ độc.