- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 triệu chứng ở tai có thể là dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ
Tai không chỉ đơn giản để nghe mà còn có thể cảnh báo trước nhiều vấn đề sức khoẻ, trong đó bao gồm cả đột quỵ.
Tai được ví như "ra-đa" có thể cảnh báo trước cơn đột quỵ. Điều này là do việc cung cấp máu cho tai trong chủ yếu phụ thuộc vào động mạch não, đây cũng là một trong những đường cung cấp máu chính cho não. Vì vậy, một khi mạch máu trong não có vấn đề thì việc cung cấp máu cho tai trong cũng sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số dấu hiệu đột quỵ ở tai, nếu nhận thấy các triệu chứng này một cách bất thường và đột ngột, bạn không nên chủ quan đối với sức khoẻ.
1. Dấu hiệu đột quỵ ở tai
Ù tai, suy giảm thính lực, mất thính lực đột ngột là 3 dấu hiệu có thể cảnh báo trước nguy cơ đột quỵ.
- Ù tai
Ù tai là hiện tượng có âm thanh bất thường trong tai như tiếng ù, tiếng rít hoặc tiếng "ríu rít", có thể cảm nhận được ngay cả khi không có nguồn âm thanh bên ngoài.
Thỉnh thoảng bạn bị ù tai có thể do mệt mỏi, nhiễm trùng tai, tiếng ồn và các yếu tố khác như tăng huyết áp hay rối loạn giấc ngủ. Nhưng chứng ù tai dai dẳng, đặc biệt là chứng ù tai không có nguyên nhân rõ ràng thì bạn cần phải cảnh giác cao độ với nguy cơ đột quỵ.
Có một số nghiên cứu đã chỉ ra chứng ù tai và đột quỵ có liên quan tới nhau. Chẳng hạn, năm 2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One đã kết luận rằng ù tai có thể là một yếu tố nguy cơ mới hoặc chỉ báo lâm sàng cho tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, một nghiên cứu ở Đài Loan cũng cho thấy những người có triệu chứng ù tai có nguy cơ bị nhồi máu não cao hơn 66% so với người bình thường.
Sự tắc nghẽn dòng máu và oxy lên não cũng sẽ ảnh hưởng đến tai (Ảnh: ST)
Ù tai liên quan đến đột quỵ là do đột quỵ làm gián đoạn dòng máu và oxy bình thường đến não, có khả năng gây tổn thương cho các dây thần kinh và tế bào não cần thiết để giải thích âm thanh.
Ngoài ra, người ta còn nhận thấy đột quỵ và chứng ù tai có chung một số cơ chế sinh bệnh như:
+ Làm cứng động mạch
+ Thiếu oxy
+ Căng thẳng oxy hóa
+ Viêm thần kinh
+ Ngủ kém
+ Tăng cường hoạt động giao cảm
- Suy giảm thính lực đột ngột
Suy giảm thính lực đột ngột là dấu hiệu đột quỵ ở tai nhưng ít người chú ý đến. Tình trạng này xảy ra cũng do việc cung cấp máu lên não không đủ, ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh thính giác, gây suy giảm thính lực đột ngột.
Bạn có thể thấy rằng một hoặc cả hai tai của mình không nghe được rõ như bình thường. Cảm giác này có thể đi kèm với tiếng ù hoặc tiếng ồn khác trong tai.
- Mất thính lực đột ngột
Dấu hiệu đột quỵ ở tai tiếp theo là mất thính lực đột ngột. Một nghiên cứu của Đại học Michigan ở Mỹ cho thấy những người từng bị điếc đột ngột có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong tương lai cao gấp 1,6 lần so với người bình thường.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy tình trạng mất thính lực thần kinh cảm giác đột ngột (SSHL) có thể là triệu chứng sớm của đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Một số yếu tố có liên quan đến khả năng đột quỵ do thiếu máu cục bộ đột ngột tăng lên sau khi khởi phát SSHL như:
+ SSHL ở cả hai tai
+ Mất thính lực từ trung bình đến hoàn toàn
+ Hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch trong não
+ Có 3 hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ đột quỵ sau đây: tiền sử đột quỵ, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu, thường xuyên hút thuốc và uống rượu.
- Dấu hiệu đột quỵ sớm khác
Nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu bất thường ở tai kèm với các triệu chứng sau, tỷ lệ cao đây là những dấu hiệu của tai biến đột quỵ, lúc này bạn nên đến bệnh viện sớm để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.
+ Đau đầu dữ dội hoặc bất thường
+ Lú lẫn hoặc khó hiểu lời nói
+ Chóng mặt
+ Có các vấn đề về thị lực như nhìn mờ hay nhìn đôi ở một hoặc cả 2 bên mắt
+ Yếu hoặc tê tay chân, đặc biệt thường xảy ra một bên
+ Xệ hoặc yếu cơ mặt
+ Cứng cổ
Đau đầu dữ dội, chóng mặt, xệ mặt, yêu hoặc tê tay chân là những dấu hiệu đột quỵ sớm (Ảnh: ST)
2. Nên làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ ở tai?
Nhìn chung, không thể chẩn đoán chính xác đột quỵ qua một số triệu chứng như ù tai, suy giảm thính lực hoặc mất thính lực đột ngột nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ cao.
Do vậy, khi nhận thấy các triệu chứng này xuất hiện một cách bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám sức khoẻ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng một số chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, kiểm soát các bệnh lý tiềm ẩn để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Sức khỏe5 giờ trướcBữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, nhiều người lại vô tình lựa chọn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gan.
-
Sức khỏe17 giờ trướcSau bữa rượu, người đàn ông bị đau bụng, cơn đau tăng dần mỗi ngày, phải vào viện cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp.
-
Sức khỏe18 giờ trướcBệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy, khai có ăn bánh mì, ít tiếng sau thì ngưng tim.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTheo Đông y, hoa đu đủ đực nấu cùng lá xạ đen là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNhững món ăn chế biến từ loại quả này sẽ khiến bạn thích thú không chỉ bởi hương vị và màu sắc bắt mắt mà nó còn mang đến một nguồn năng lượng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe23 giờ trướcLá chanh không chỉ mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHút thuốc lá từ năm 18 tuổi, trung bình mỗi ngày 20 điếu, gần đây, nam thanh niên bất ngờ liệt nửa người, hôn mê, đến viện được chẩn đoán đột quỵ não.
-
Sức khỏe1 ngày trướcViệc bổ sung vitamin và khoáng chất qua thuốc bổ là cách nhiều người lựa chọn để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cứ uống nhiều loại thuốc bổ cùng lúc là tốt. Có những cặp thuốc bổ khi kết hợp với nhau có thể gây ra tương tác bất lợi, làm giảm hiệu quả hấp thu, thậm chí gây hại cho sức khỏe
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho đủ loại thực phẩm vào tủ lạnh, thậm chí cả đồ ăn thừa nhưng đó là thói quen sai lầm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều quý ông vô tình lựa chọn những thực phẩm và thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì sức khỏe sinh lý mà không hề hay biết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGừng là loại gia vị tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn gừng, dưới đây là những người không nên ăn gừng thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCục An toàn thực phẩm yêu cầu tổ chức điều tra, xác định rõ nguyên nhân và truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhưng không phù hợp với một số nhóm người, dưới đây là những người 'đại kỵ' với nước vối.