- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
32 tuổi tử vong vì bệnh ung thư vì ngại khám phụ khoa: Lời cảnh báo cho tất cả chị em
Trung bình cứ 2 phút lại có 1 người tử vong vì ung thư cổ tử cung. Dù các chị em thường xuyên đi khám sức khoẻ nhưng bỏ qua khám phụ khoa vẫn có nguy cơ ung thư như bình thường.
Trung bình cứ 2 phút lại có 1 người tử vong vì ung thư cổ tử cung. Dù các chị em thường xuyên đi khám sức khoẻ nhưng bỏ qua khám phụ khoa vẫn có nguy cơ ung thư như bình thường.
Quý cô 32 tuổi mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối vì ngại khám phụ khoa
Thạc sĩ Nguyễn Phương Nga – Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt chia sẻ câu chuyện một bệnh nhân nữ 32 tuổi tử vong vì phát hiện ung thư cổ tử cung di căn.
Bệnh nhân là Nguyễn Mai H. 32 tuổi, người Việt Nam quốc tịch Hàn Quốc. Chị H sống ở Hàn Quốc nhiều năm mới về Hà Nội được 2 – 3 năm nay. Gần đây, chị H thường xuyên bị đau bụng nhưng ngại đi khám. Chị H chưa cho biết từ trước tới nay chị vẫn đi khám sức khoẻ đều đặn nhưng không phát hiện ra bệnh gì.
Khi đau bụng, sụt cân chị mới quyết định đi khám sức khoẻ tổng quát, bác sĩ phát hiện ổ bụng có u và có rất nhiều hạch di căn vùng xương chậu. Bác sĩ nghi ngờ chị bị ung thư di căn nhưng không xác định được ung thư gì. Khi sàng lọc từ não tới các bộ phận khác đều không thấy tổn thương ban đầu gây ung thư.
Bác sĩ Nga kể, lúc này đến bác sĩ cũng không rõ khối u "ung thư gốc" nằm ở bộ phận nào, các bác sĩ đành sàng lọc lại và không tìm ra chỉ đến khi khám sản khoa cho bệnh nhân. Vừa kiểm tra bác sĩ đã thấy u cổ tử cung rất to và chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
Khi được hỏi, bệnh nhân cho biết, chị vẫn khám sức khoẻ định kỳ nhưng chưa bao giờ khám sản khoa. Chị chưa lập gia đình nên càng ngại ngùng khi khám sản khoa hơn, trong cả công ty chị với hơn 200 nhân viên nữ cũng rất ít người khám sản khoa định kỳ.
Sau đó, chị H. được nhập viện truyền hoá chất, nhưng khi truyền hoá chất chị lại bị tác dụng phụ tắc mạch khiến chị rơi vào hôn mê. Sau đó gia đình xin đưa chị về nhà.
Ngay sau trường hợp của chị H, nhiều chị em phụ nữ ở công ty chị rất lo sợ và bắt đầu đi kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm. Đặc biệt ngay chính gia đình của chị H, các chị em gái và chị em dâu đều có ý thức hơn trong việc đi khám sản khoa để sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ Nga cho biết đối với bệnh ung thư cổ tử cung, chị em nên tạo thói quen khám phụ khoa định kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và các cơ quan khác trong vùng khung chậu.
Khi khám, bác sĩ sẽ xét nghiệm tế bào âm đạo học (xét nghiệm PAP): Phương pháp này lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo và soi dưới dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp phát hiện những biến đổi của tế bào, cho kết quả khá chính xác. Ngoài ra, phụ nữ có thể soi cổ tử cung để phát hiện tổn thương ở cổ tử cung.
Bác sĩ Nga nhấn mạnh, dù các chị em thường xuyên đi khám sức khoẻ nhưng bỏ qua khám phụ khoa vẫn có nguy cơ ung thư như bình thường.
Nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh cứ 2 phút giết chết 1 người
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng thứ 3 và chiếm khoảng 13% trong tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới. Hơn 85% ung thử cổ tử cung gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ tử vong ở căn bệnh này chuẩn theo tuổi là 10/10.000 dân. Tuổi trung bình phụ nữ bị ung thư cổ tử cung xâm lấn là 48 – 52 tuổi.
Trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, trong đó khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 2 phút trên thế giới lại có 1 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong.
TS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, nguyên nhân quan trọng nhất của ung thư cổ tử cung là nhiễm papilomavirus (HPV) dai dẳng. HPV được phát hiện trong 99% các khối u của cổ tử cung.
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung
Triệu chứng lâm sàng của ung thư cổ tử cung gắn liền với mức độ tiến triển của bệnh
Giai đoạn tại chỗ, giai đoạn vi xâm nhập
- Bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt
- Chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm tế bào và mô bệnh học
- Khoét chóp cổ tử cung (Conization) được sử dụng để đánh giá bệnh trong giai đoạn sớm. Conization có thể phân biệt giữa ung thư tại chỗ và ung thư giai đoạn đầu xâm lấn.
Giai đoạn ung thư xâm lấn
- Triệu chứng đầu tiên đó là ra máu âm đạo bất thường: ra máu sau giao hợp, ra máu sau mãn kinh
- Ra khí hư âm đạo màu vàng, hoặc lẫn máu, có mùi hôi
- Khi ung thư lan rộng:
+ Triệu chứng chèn ép: đau hông, đau thắt lưng, phù chi
+ Xâm lấn bàng quang: tiểu ra máu
+ Xâm lấn trực tràng: đi ngoài ra máu
Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu
Quý cô 32 tuổi mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối vì ngại khám phụ khoa
Thạc sĩ Nguyễn Phương Nga – Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt chia sẻ câu chuyện một bệnh nhân nữ 32 tuổi tử vong vì phát hiện ung thư cổ tử cung di căn.
Bệnh nhân là Nguyễn Mai H. 32 tuổi, người Việt Nam quốc tịch Hàn Quốc. Chị H sống ở Hàn Quốc nhiều năm mới về Hà Nội được 2 – 3 năm nay. Gần đây, chị H thường xuyên bị đau bụng nhưng ngại đi khám. Chị H chưa cho biết từ trước tới nay chị vẫn đi khám sức khoẻ đều đặn nhưng không phát hiện ra bệnh gì.
Khi đau bụng, sụt cân chị mới quyết định đi khám sức khoẻ tổng quát, bác sĩ phát hiện ổ bụng có u và có rất nhiều hạch di căn vùng xương chậu. Bác sĩ nghi ngờ chị bị ung thư di căn nhưng không xác định được ung thư gì. Khi sàng lọc từ não tới các bộ phận khác đều không thấy tổn thương ban đầu gây ung thư.
Bác sĩ Nga kể, lúc này đến bác sĩ cũng không rõ khối u "ung thư gốc" nằm ở bộ phận nào, các bác sĩ đành sàng lọc lại và không tìm ra chỉ đến khi khám sản khoa cho bệnh nhân. Vừa kiểm tra bác sĩ đã thấy u cổ tử cung rất to và chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
Đau bụng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Khi được hỏi, bệnh nhân cho biết, chị vẫn khám sức khoẻ định kỳ nhưng chưa bao giờ khám sản khoa. Chị chưa lập gia đình nên càng ngại ngùng khi khám sản khoa hơn, trong cả công ty chị với hơn 200 nhân viên nữ cũng rất ít người khám sản khoa định kỳ.
Sau đó, chị H. được nhập viện truyền hoá chất, nhưng khi truyền hoá chất chị lại bị tác dụng phụ tắc mạch khiến chị rơi vào hôn mê. Sau đó gia đình xin đưa chị về nhà.
Ngay sau trường hợp của chị H, nhiều chị em phụ nữ ở công ty chị rất lo sợ và bắt đầu đi kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm. Đặc biệt ngay chính gia đình của chị H, các chị em gái và chị em dâu đều có ý thức hơn trong việc đi khám sản khoa để sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ Nga cho biết đối với bệnh ung thư cổ tử cung, chị em nên tạo thói quen khám phụ khoa định kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và các cơ quan khác trong vùng khung chậu.
Khi khám, bác sĩ sẽ xét nghiệm tế bào âm đạo học (xét nghiệm PAP): Phương pháp này lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo và soi dưới dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp phát hiện những biến đổi của tế bào, cho kết quả khá chính xác. Ngoài ra, phụ nữ có thể soi cổ tử cung để phát hiện tổn thương ở cổ tử cung.
Bác sĩ Nga nhấn mạnh, dù các chị em thường xuyên đi khám sức khoẻ nhưng bỏ qua khám phụ khoa vẫn có nguy cơ ung thư như bình thường.
Nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh cứ 2 phút giết chết 1 người
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng thứ 3 và chiếm khoảng 13% trong tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới. Hơn 85% ung thử cổ tử cung gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ tử vong ở căn bệnh này chuẩn theo tuổi là 10/10.000 dân. Tuổi trung bình phụ nữ bị ung thư cổ tử cung xâm lấn là 48 – 52 tuổi.
Ung thư cổ tử cung
Trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, trong đó khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 2 phút trên thế giới lại có 1 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong.
TS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, nguyên nhân quan trọng nhất của ung thư cổ tử cung là nhiễm papilomavirus (HPV) dai dẳng. HPV được phát hiện trong 99% các khối u của cổ tử cung.
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung
Triệu chứng lâm sàng của ung thư cổ tử cung gắn liền với mức độ tiến triển của bệnh
Giai đoạn tại chỗ, giai đoạn vi xâm nhập
- Bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt
- Chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm tế bào và mô bệnh học
- Khoét chóp cổ tử cung (Conization) được sử dụng để đánh giá bệnh trong giai đoạn sớm. Conization có thể phân biệt giữa ung thư tại chỗ và ung thư giai đoạn đầu xâm lấn.
Giai đoạn ung thư xâm lấn
- Triệu chứng đầu tiên đó là ra máu âm đạo bất thường: ra máu sau giao hợp, ra máu sau mãn kinh
- Ra khí hư âm đạo màu vàng, hoặc lẫn máu, có mùi hôi
- Khi ung thư lan rộng:
+ Triệu chứng chèn ép: đau hông, đau thắt lưng, phù chi
+ Xâm lấn bàng quang: tiểu ra máu
+ Xâm lấn trực tràng: đi ngoài ra máu
Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe2 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe6 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe7 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe11 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe13 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe14 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.