33 tuổi đã bị đột quỵ, những việc nên và không nên làm khi bị đột quỵ

Sau khi ngủ dậy, người đàn ông 33 tuổi xuất hiện tê liệt nửa người và nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận trường hợp người đàn ông 33 tuổi bị đột quỵ, ban đầu không xác định được nguyên nhân.

Sau khi ngủ dậy, người đàn ông này xuất hiện tê liệt nửa người. Nam bệnh nhân được gia đình đưa tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cấp cứu.

Tại khoa Đột quỵ não, kết quả phim chụp bệnh nhân có nhồi máu não. Khi được bác sĩ thông báo bị đột quỵ và vào viện đã qua giai đoạn vàng can thiệp bệnh nhân đã rất ngỡ ngàng.

Bệnh nhân đã được làm các xét nghiệm, kết quả có rối loạn mỡ máu, huyết áp hơi cao, mạch máu não và tim mạch không có vấn đề bất thường.

Tuy nhiên, khai thác tiền sử, bệnh nhân thường xuyên phải tiếp khách. Trung bình mỗi ngày, người đàn ông này uống khoảng 500-750ml/rượu.

Bệnh nhân vào viện muộn nhưng sau đó vẫn có khả năng phục hồi chức năng, hiện các chức năng của người bệnh đã được phục hồi gần như hoàn toàn.

Theo TS.BS. Vũ Quỳnh Hương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đột quỵ não từ nguyên nhân có thể kiểm soát được như:

- Tăng huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.

- Cholesterol cao, thừa cân: Gây ra nhiều bệnh lý như mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.

- Bệnh tim mạch: Suy tim, rung nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.

- Đái tháo đường.

 - Cơn thiếu máu não thoáng qua (cơn TIA).

 - Đột quỵ tái phát: Tiền căn cá nhân bị đột quỵ có thể tái phát trong vài tháng đầu, nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

 - Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch, là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Nguyên nhân không thể kiểm soát được

- Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là sau tuổi 55.

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.

- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.

- Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não từ sớm

Quy tắc FAST – là cụm từ viết tắt được hội tim mạch Mỹ (AHA) cũng như nhiều tổ chức khác sử dụng, giúp bệnh nhân và người thân dễ dàng ghi nhớ về những triệu chứng của đột quỵ nhằm nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời.

Face (mặt) Arm (tay) Speed (giọng nói) Time (thời gian)

33 tuổi đã bị đột quỵ, những việc nên và không nên làm khi bị đột quỵ-1

Sơ cứu khi gặp bệnh nhân bị đột quỵ não

Khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh nhân bị đột quỵ thì thời gian là vô cùng quan trọng. Bạn nên gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt (vì thời gian vàng trong đột quỵ não là 4,5 giờ nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối (làm tan cục máu đông) hoặc trong 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Nếu người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này hoặc sớm hơn thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế tối đa biến chứng. Ngược lại nếu điều trị muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi sẽ thấp đi, khả năng tiên lượng xấu rất cao.

Trong lúc chờ cấp cứu bạn NÊN làm những việc sau:

 - Dìu bệnh nhân tránh để bệnh nhân bị ngã, chấn thương.

 - Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30 độ

 - Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hỏi thăm thông tin của bệnh nhân: Tên họ, số điện thoại người thân, tình trạng bệnh lý mãn tính, để có thể trao đổi tình trạng bệnh nhân khi nhân viên 115 tới.

- Nếu bệnh nhân bị nôn để bệnh nhân nghiêng 45 độ, lấy hết đờm, dãi để tránh gây ngạt bệnh nhân.

- Nếu bệnh nhân bị rối loạn ý thức, kiểm tra mạch của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo), bạn có thể gọi 115 để được hướng dẫn khi bạn không biết cách làm.

Những việc bạn KHÔNG NÊN làm

- Không tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân.

- Không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay.

- Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.

Theo Nông Thôn Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nongthonviet.com.vn/33-tuoi-da-bi-dot-quy-nhung-viec-nen-va-khong-nen-lam-khi-bi-dot-quy-1397831.ngn

đột quỵ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.