- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
4 biến chủng SARS-CoV-2 đã xuất hiện tại Việt Nam
Gần đây nhất, các biến chủng của SARS-CoV-2 nổi bật nhất phải kể đến là biến chủng từ Anh, biến chủng Nam Phi, biến chủng từ Rwanda, châu Phi.
Được cho là xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, đến nay virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã lan ra khắp thế giới, số ca mắc lên tới hơn 108 triệu người, số ca tử vong là 2,4 triệu. Không dừng lại ở đó, virus SARS-CoV-2 còn có nhiều biến chủng nguy hiểm với chu kì lây nhiễm ngắn hơn, thởi gian phát bệnh rất nhanh, có khả năng lây qua không khí và hệ số lây nhiễm cao hơn.
Gần đây nhất, các biến chủng của SARS-CoV-2 nổi bật nhất phải kể đến là biến chủng từ Anh, biến chủng Nam Phi, biến chủng từ Rwanda, châu Phi.
Hiện tại, ở Việt Nam đã xuất hiện các ca bệnh nhiễm các biến chủng này.
Nói về chủng virus mới, Tiến sĩ Lê Quốc Hùng (Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM), cho biết: "Virus SARS-CoV-2 chủng mới có sự thay đổi gene và tạo nhiều gai bên ngoài hơn. Những gai này làm tăng khả năng bám dính vật chủ, từ đó khiến mức độ nhiễm bệnh cũng như lây truyền sớm hơn dù người bệnh có tải lượng virus thấp.
Với SARS-CoV-2 chủng cũ, qua 1-2 ngày truy vết các trường hợp tiếp xúc gần đã an toàn. Chủng mới có tốc độ lây lan nhanh nên có thể trong lúc tìm F1 thì F1 đã lây cho F2".
Biến chủng SARS-CoV-2 ở Đà Nẵng
Sáng 27/7/2020, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, kết quả phân tích nguồn gene của virus từ các bệnh nhân ở Đà Nẵng được công bố là do chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam.
Chủng virus ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới so với các chủng virus SARS-CoV đã tồn tại ở Việt Nam, là chủng xâm nhập từ bên ngoài. Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước.
Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nhận định, virus được phát hiện tại Đà Nẵng tương tự chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 lây lan ở các quốc gia khác vào tháng 7 – chủng D614G. Cũng theo WHO, chủng nCoV mới ở Đà Nẵng độc lực không đổi. "Dựa trên những hiểu biết đã có, sự lây lan và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh không thay đổi. Hiện chưa bằng chứng nào cho thấy các đột biến khiến virus tăng hay giảm độc lực, cũng như làm triệu chứng ở người bệnh nặng hơn", ông nói.
Biến chủng D614G không mới, đã xuất hiện ở châu Âu từ đầu năm 2020 và thường được gọi là thể G. Khi xâm nhập vào Mỹ và các nước châu Âu, thể G tăng lên nhanh chóng. Các phân tích chỉ ra rằng hiện nay chủng D614G tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm được xác nhận trên toàn thế giới, gần 100% tại châu Âu. Đột biến này của nCoV chỉ lây lan mạnh, độc tính không đổi.
Biến chủng từ Anh
Ngày 8/12/2020, Anh thông báo ghi nhận biến thể mới của virus corona với khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể khác. Trước khi xuất hiện tại Việt Nam, các ca nhiễm chủng virus B117 đã được phát hiện ở nhiều quốc gia. Trong đó, Anh được coi là quốc gia đầu tiên có ca nhiễm B117 vào 20/9/2020. Theo thủ tướng Anh, Boris Johnson: Biến thể mới B117 "có khả năng lây truyền cao hơn tới 70% so với phiên bản gốc của COVID-19".
Sáng 2/1, Bộ Y tế nước ta công bố trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Anh tại Việt Nam là "bệnh nhân 1435". Người phụ nữ 45 tuổi, quê Trà Vinh, nhập cảnh về từ Anh ngày 22/12/2020. Bệnh nhân cùng lúc nhiễm chủng nCoV biến thể Anh VOC 202012/01 và đột biến D614G, một biến chủng khác từ nCoV chủng gốc Vũ Hán.
Trong đợt dịch bùng phát tại Hải Dương và Quảng Ninh, sáng 2/2, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu, xét nghiệm và giải trình tự gien SARS-CoV-2 trên 16 mẫu bệnh phẩm của người mắc Covid-19. Kết quả cho thấy 11/16 mẫu có giải trình tự gien tương tự chủng virus B117 lần đầu được phát hiện tại Anh vào tháng 12-2020.
Theo các nhà khoa học, biến chủng B117 được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn so với các chủng SARS-CoV-2 trước đây. Đây là biến chủng gây nên sự bùng phát mạnh của đại dịch Covid-19 tại Anh và nhiều nước châu Âu khác. Tính đến ngày 17-1, B117 đã lây lan cho hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cũng liên quan đến chủng B117, chiều 1/2, BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh thông tin, kết quả giải mã bộ gen SARS-CoV-2 ở BN 1.660 đang điều trị tại BV (có yếu tố dịch tễ liên quan đến Hải Dương) cũng mang 17 đột biến tiêu biểu của biến chủng B117. Xét nghiệm do BV phối hợp Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford thực hiện.
Biến chủng Nam Phi
Ngày 31/1, các nhà khoa học tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu, xét nghiệm và giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 trên các bệnh nhân tại khu vực phía Bắc, trong đó hầu hết là các ca nhập cảnh.
Kết quả đã xác định một bệnh nhân (BN1442) là chuyên gia nhập cảnh nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi. Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm chủng Nam Phi tại nước ta. Bệnh nhân được cách ly ngay khi nhập cảnh. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, biến chủng này đã lan ra hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Vào tháng 3, Nam Phi ghi nhận những trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên. Đến cuối tháng 9, các nhà khoa học địa phương trên khắp đất nước bắt đầu phát hiện ra những đột biến mới. Về cơ bản, điều khiến biến thể của virus SARS-CoV-2 ở Nam Phi khác với chủng ở Anh quốc là hai đột biến (417 và 484) có khả năng làm giảm độ nhạy cảm của virus với một số kháng thể.
Các nhà khoa học thế giới đánh giá biến thể nCoV tại Nam Phi đáng lo ngại hơn biến thể nCoV từ Anh do lây lan nhanh và có thể lẩn tránh vaccine.
Biến chủng Rwanda, châu Phi
Ngày 12/1, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) công bố kết quả giải mã bộ gene của chủng SARS-CoV-2 từ các ca bệnh ở tổ bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất.
3 bộ gene thu nhận được từ các bệnh nhân trên có sự tương đồng về gene là trên 99,95%. Như vậy chùm ca bệnh gồm BN1979 và các bệnh nhân của tổ bốc xếp của công ty VIAGS ở sân bay Tân Sơn Nhất nhiều khả năng là xuất phát từ một nguồn lây.
Kết quả xét nghiệm cho thấy cả ba bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được của chủng SARS-CoV-2 từ các ca bệnh ở tổ bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất đều thuộc chủng A.23.1. Chủng này lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và cả Đông Nam Á.
Chủng này được phát hiệm lần đầu tiên ở Rwanda, Châu Phi vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10 năm 2020.
Ngoài Rwanda, A.23.1. chỉ mới được phát hiện ở một số ít nước khác trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Úc cũng như một số nước khác ở Châu Âu trong đó có Anh và Đan Mạch.
Việt Nam và cả Đông Nam Á lần đầu xuất hiện chủng này. Dù vậy, chủng này chưa cho thấy những dấu hiệu diễn biến bất thường ở các quốc gia trên.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Sức khỏe9 giờ trướcSản phụ 36 tuổi nhập viện vì thai già tháng, buộc phải mổ ngay, bác sĩ đón bé gái nặng 5,3kg chào đời.
-
Sức khỏe9 giờ trướcBà P. thấy bụng to bất thường, cứng nên được người nhà khuyên đi khám. Kết quả, bệnh nhân có khối u xơ nặng 10kg.
-
Sức khỏe9 giờ trướcTrong những năm gần đây, 'cuộc chiến về đường' ngày càng nóng lên. Nhiều người đang nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc ăn quá nhiều đường với nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường type 2.
-
Sức khỏe13 giờ trướcBệnh lậu là một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến do vi khuẩn lậu cầu Neisseria gây ra. Bệnh có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài và gây vô sinh.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTheo chia sẻ của người thân, từ nhỏ, cậu bé đã thích ăn thịt, tiêu thụ số lượng nhiều tương đương người lớn.
-
Sức khỏe14 giờ trướcDứa là loại quả tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích, tuy nhiên vẫn có những người không nên ăn dứa vì có thể gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe16 giờ trướcVitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều loại bệnh tật, vậy quả gì nhiều vitamin C nhất?
-
Sức khỏe16 giờ trướcDựa trên kinh nghiệm của bản thân, bác sĩ Toshiro Iketani đã đưa ra bài tập "trẻ hóa" mạch máu, thực hiện rất đơn giản.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ cảnh báo tai nạn này có thể khiến người đàn ông 42 tuổi tổn thương não nghiêm trọng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước chanh, nước ép bưởi hay nước trà xanh... nếu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ giải độc gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBé 2 tuổi, ngoại hình là nữ, phát triển thể chất bình thường nhưng lại thể hiện những bất thường về tâm lý, giới tính, nhất là vùng sinh dục.
-
Sức khỏe1 ngày trước11 lô thuốc Myomethol nhập khẩu từ Thái Lan do kém chất lượng buộc phải tiêu hủy. Thuốc này được chỉ định cho người đau lưng cấp tính, gãy xương, co thắt cơ.