4 KHÔNG khi sử dụng hạt sen để không HẠI sức khỏe

Ai cũng biết, hạt sen rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng bạn đừng bỏ qua "5 không" dưới đây.

Ai cũng biết, hạt sen rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng bạn đừng bỏ qua "5 không" dưới đây.

1. Không dùng hạt sen để chữa mất ngủ

Nhiều người hay lầm tưởng, hạt sen là loại thực phẩm tốt để chữa mất ngủ. Song theo BS Trịnh Xuân Trường – Bệnh viện Y học Cổ truyền Nam Á từng chia sẻ trên Vietnamnet thì hạt sen có vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ tỳ kiện tỳ.

Thực tế, hạt sen không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ như nhiều người lầm tưởng. Thậm chí nếu dùng không đúng cách, còn không mang lại hiệu quả.

Thực tế, hạt sen không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ như nhiều người lầm tưởng. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Trường, lý do hạt sen không chữa được mất ngủ là bởi, trong hạt sen gồm hai thành phần là hạt và tâm sen. Búp trong hạt sen được gọi là tâm sen mới là thành phần có tác dụng chữa mất ngủ.

Do đó, khi sử dụng hạt sen mà đã bỏ đi tâm sen thì sẽ không có tác dụng chữa mất ngủ nữa. Bạn chỉ nên dùng riêng tâm sen để chữa đau đầu, mất ngủ sẽ tốt hơn.2. Không phải ai cũng dùng được hạt sen

Ngoài tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, hạt sen cũng rất kén người dùng, nhất là những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid.

Vì tâm sen có chứa độc tính nên muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc trong nó rồi mới dùng. Bạn có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.

Ngoài ra, tâm sen có hàm lượng alkaloid cao nên sẽ ảnh hưởng đến tim, do đó cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Vì vậy những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.

2. Không nên trộn hạt sen để nấu cháo cho bé

Thạc sĩ Phan Thị Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng (Hà Nội) cho biết hạt ý dĩ, hạt sen không có nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá.

Hạt sen không có nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá. Ảnh minh họa.

Nguyên nhân do hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất. Ngược lại, có khi còn gây dị ứng và mẩn đỏ. Vì vậy không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.

3. Không nên dùng hạt sen khi rối loạn tiêu hóa

Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều thì hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất nên khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.

Không nên lạm dụng sử dụng hạt sen, nhất là tâm sen liên tục trong 1 thời gian dài. Ảnh minh họa.

4. Không dùng hạt sen trong thời gian dài

Những công dụng thiết thực của hạt sen thì ai cũng biết. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng sử dụng hạt sen, nhất là tâm sen liên tục trong 1 thời gian dài.

Sử dụng chúng quá nhiều và dài ngày sẽ gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng xấu đến chu kỳ nguyệt san của các phụ nữ. Thậm chí chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng ham muốn trong chuyện chăn gối ở cả 2 phái.

Theo Người Đưa Tin


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.