- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ liệt kê 5 thực phẩm "giết" não bộ, không muốn con kém thông minh thì hạn chế dùng
Có rất nhiều những thực phẩm gây tổn thương cho não mà không phải ai cũng biết
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của não, ví dụ như rau giàu vitamin, hay cà rốt, hành lá, tỏi… nhưng cũng có không ít các loại thực phẩm gây tổn thương cho não.
Não là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể con người, trung tâm thần kinh của con người nằm trong đại não. Các hoạt động và hành vi của mọi người phải được điều khiển thông qua não. Nếu trong não xuất hiện vấn đề, sức khỏe tổng thể của con người cũng sẽ gặp nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần phải chăm sóc thật tốt cho bộ não.
Bác sĩ Trương Tiểu Lưu, phó Giám đốc bệnh viện nhân dân số 3 thành phố Sâm Châu (Trung Quốc) chỉ ra 5 loại thực phẩm ăn vào cơ thể gây hại rất lớn cho não.
1. Thực phẩm chiên có chứa lipid peroxide
Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm chiên ở nhiệt độ dầu trên 200 độ C và thực phẩm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài, như ngỗng quay, vịt nướng, cá khô, thịt hun khói,… có hàm lượng lipid peroxide tương đối cao. Nếu nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể suốt thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzyme quan trọng của cơ thể, làm tổn thương một số hệ thống trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình lão hóa, phá hủy các tế bào não khiến não sớm bị lão hóa, mất trí nhớ.
2. Thực phẩm chứa chì
Chì có thể thay thế trạng thái hoạt động của các khoáng chất sắt, canxi và kẽm trong hệ thần kinh, vì vậy nó là một "sát thủ" lớn đối với các tế bào não. Hiện nay các loại thực phẩm chứa chì không ít, chủ yếu là bỏng ngô. Ngoài ra, trứng muối cũng là thực phẩm chứa rất nhiều chì, không nên ăn quá nhiều.
3. Thực phẩm có quá nhiều muối
Không có muối, thực phẩm chúng ta ăn sẽ rất vô vị, có thể nói hầu hết mọi loại thực phẩm đều phải cho muối và muối là chất tạo hương vị quan trọng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối sẽ gây hại rất lớn đến não. Thực phẩm thông thường quá mặn sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, khiến tế bào não luôn ở tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong một thời gian dài.
4. Thực phẩm có chứa đường tinh luyện và chất phụ gia
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh, kẹo, các loại đồ ăn vặt. Trong quá trình sản xuất các loại thực phẩm này thường được thêm đường tinh chế. Nếu lượng đường tinh chế đi vào cơ thể quá nhiều có thể gây tổn hại đến mô não, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tế bào. Trẻ nhỏ cần hạn chế đến mức tối đa đường tinh chế và người trưởng thành ăn quá nhiều đường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Ngoài ra để bánh kẹo, sữa, sữa chua trở nên bắt mắt hơn, nhà sản xuất thường cho thêm vào những chất phụ gia, chất tạo màu, tạo hương vị để thu hút trẻ. Nghiên cứu cho thấy rất nhiều hóa chất được tìm thấy trong đồ ăn chế biến sẵn như thế này có thể gây tổn hại cho não bộ của bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người nên tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa các loại thức ăn, bánh kẹo, sữa có màu sắc sặc sỡ và nhiều hương vị.
5. Thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu
Hiện nay, một số rau củ quả trên thị trường có thể bị phun rất nhiều thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng. Tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này không chỉ gây ngộ độc, tiêu chảy mà còn phá hủy lớn đến các mô tế bào não. Vì vậy, khi mua các loại trái cây và rau củ cần phải làm sạch hóa chất rồi mới sử dụng và lựa chọn mua ở những nơi có uy tín, nguồn gốc rõ ràng.
Nguồn:
Theo Khám phá (dịch theo Sohu)
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe59 phút trướcBản tin 18h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 16 ca mắc mới, trong đó 12 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 4 ca nhập cảnh tại Tây Ninh (3 ca) và Đồng Tháp (1 ca).
- Sức khỏe3 giờ trướcDưới đây là một số băn khoăn của người dân trong tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được CDC Hoa Kỳ giải thích rõ ràng.
- Sức khỏe7 giờ trướcĐây là một người đàn ông từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu làm việc ngày 27/2.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe9 giờ trướcNgày 21/2, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại tỉnh Gia Lai được xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm 5 lần âm tính liên tục, đến nay lại tái dương tính.
- Sức khỏe10 giờ trướcĐược biết, trong khi gia đình vẩy nhiệt kế để đo thân nhiệt, chiếc nhiệt kế đâm thẳng vào bàn tay trái của cháu bé.
- Sức khỏe12 giờ trướcBản tin 6h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.432 bệnh nhân. Đến thời điểm này đã có 1.844 bệnh nhân được chữa khỏi. Hơn 63.000 người đang cách ly chống dịch.
- Sức khỏe22 giờ trướcViện Y tế Đại học Italy công bố kết quả nghiên cứu cho thấy lần đầu tiên, biến chủng của SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong hệ thống nước thải đô thị tại nước này.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác ca vừa được công bố ghi nhận tại huyện Kim Thành, Kinh Môn và thành phố Hải Dương.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcTS Dương Hữu Thái cho biết kháng thể vaccine Covivac chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi
- Sức khỏe1 ngày trướcTheo bản tin lúc 6h sáng ngày 27/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe2 ngày trướcBản tin 18h ngày 26/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 5 ca mắc mới COVID-19, trong đó 4 ca ghi nhận tại Hải Dương; 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Đồng Tháp