- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 chất gây ung thư ở ngay trong nhà mà bạn không ngờ tới được
Nhận biết các chất ung thư xung quanh ta để tránh chúng là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Để tránh xa bệnh ung thư, chúng ta phải trở thành những “thợ săn” chất gây ung thư, chứ không phải trở thành “con mồi” của chúng. Mới đây, một tạp chí sức khỏe của Mỹ đã tiến hành xếp hạng mức độ nguy hiểm theo cấp độ 1 – 5, từ nhẹ đến nặng với một số đồ có chứa chất gây ung thư xung quanh chúng ta. Bạn hãy chú ý đến chúng để có thể giảm nguy cơ ung thư nhé.
1. Styrene có trong hộp xốp
Mức nguy hiểm: 1
Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người. Styrene được dùng nhiều để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần…
Cách phòng ngừa: Hãy tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các các sản phẩm này bằng cách tránh làm nóng thức ăn trong những vật liệu nhựa chứa chất polystyrene, đặc biệt là thực phẩm chiên nóng. Nếu đựng các loại thực phẩm này, ở nhiệt độ cao chất styrene trong hộp, cốc... có thể được giải phóng và gây độc .

2. Formaldehyde trong áo sơ mi không nhăn
Mức nguy hiểm: 2
Formaldehyde có thể làm cho áo sơ mi nhăn trông sắc nét và phẳng hơn, nhưng nó có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Có bằng chứng cho thấy, formaldehyde có thể dẫn tới ung thư mũi và các khối u trong hệ thống hô hấp.
Cách phòng ngừa: Hãy chọn những chiếc sơ mi bình thường, nếu bạn mặc áo sơ mi không nhăn, trước khi mặc lần đầu hãy giặt sạch chúng. Cục bảo vệ môi trường Mỹ khuyến cáo rằng, giặt sạch trước khi mặc đối với những chiếc áo sơ mi không nhăn có thể giảm tới 60% hàm lượng formaldehyde.
3. Dioxane (dioxan) có trong chất tẩy rửa
Mức nguy hiểm: 3
Năm 2011, Tổng chức Môi trường Thế giới phát hiện, trong chất tẩy rửa có chứa chất gây ung thư là dioxane. Theo cơ quan này, trong khi chất tẩy rửa loại bỏ chất bẩn thì chúng cũng lưu lại các chất có độc dẫn tới ung thư là dioxane.
Biện pháp phòng ngừa: Lựa chọn các chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, học cách đọc nhãn ghi thành phần của chất tẩy rửa. Nếu sản phẩm có các thành phần như polyethylene, polyethylene glycol, polyetylen oxit thì đều có khả năng chứa dioxane và bạn nên tránh chúng.
4. Acrylamide có trong khoai tây chiên, bánh rán
Mức nguy hiểm: 3
Khi những thực phẩm giàu carbonhydrate như khoai tây chiên, bánh rán được chiên rán dưới nhiệt độ cao, thường sẽ giải phóng ra acrylamide, nó sẽ gây đột biến DNA của con người, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
Biện pháp phòng ngừa: Khi chế biến khoai tây, bạn cần chú ý về nhiệt độ và thời gian chế biến. Nếu thực sự muốn ăn đồ chiên rán , đừng chiên chúng thành quá chín và chuyển sang màu nâu. Trước khi chiên khoai tây, hãy ngâm chúng trong nước khoảng 2 giờ, cách này có thể giảm một nửa lượng acrylamide.

5. Nitrosamine có trong thuốc lá, thịt xông khói
Mức nguy hiểm: 4
Hợp chất nitrosamine có thể gây ung thư. Ngay cả thuốc lá điện tử cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, muối nitrit trong xúc xích, thịt xông khói, lạp sườn có thể phản ứng với axit dạ dày, sinh ra chất nitrosamine.
Cách phòng ngừa: Cho dù bạn hút thuốc lá loại gì đều phải cai thuốc. Ngoài ra nên hạn chế ăn các món ướp muối, xông khói, thay đổi cách chế biến thịt, luộc hoặc nấu sẽ an toàn hơn chiên rán.
6. Asen có trong gạo lứt
Mức nguy hiểm: 5
Một cuộc khảo sát về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng được Hiệp hội nhà tiêu dùng Mỹ tiến hành phát hiện, hàm lượng asen trong gạo lứt đều cao hơn so với gạo trắng. Asen sẽ làm suy giảm chức năng hệ thống hồi phục của cơ thể, nên khi các tế bào bị tổn thương, DNA không thể phục hồi như ban đầu, dễ biến thành ung thư.
Cách phòng ngừa: Trước khi nấu, vo sạch gạo, khi vo, tỷ lệ nước và gạo tối thiểu là 6:1. Ngoài ra, chỉ nên ăn gạo lứt 2 lần/tuần.
Theo AFamily
-
Sức khỏe1 giờ trướcBệnh nhi (7 tuổi, nặng 38kg, trú tại Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng co giật toàn thân, tím tái.
-
Sức khỏe1 giờ trướcBệnh nhân đậu mùa khỉ nổi các nốt sần, chuyển dần thành mụn nước. Người mắc Covid-19 bị phát ban giống nổi rôm hoặc thành mảng như tổ ong.
-
Sức khỏe2 giờ trướcBa sản phẩm hỗ trợ giảm béo và tăng cường sinh lý vừa bị phát hiện chất cấm Sildenafil, Sibutramine.
-
Sức khỏe2 giờ trướcTrong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát. Chúng ta hay dùng rau muống trong bữa cơm hàng ngày nhưng ít ai biết rằng nó có thể được sử dụng như một loại thuốc để trị nhiều bệnh thường gặp.
-
Sức khỏe6 giờ trướcCác nhà khoa học tại Anh cho biết ít nhất một thuốc kháng virus có triển vọng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.
-
Sức khỏe7 giờ trướcMặc dù vậy, cha mẹ lại vô tư không hề hay biết luôn cho con uống ngay từ khi còn rất nhỏ dưới mác giới thiệu thực phẩm cho con.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNgười dân ở các vùng trường thọ coi bữa sáng là quan trọng nhất, dùng nhiều loại rau quả, không ăn quá no…
-
Sức khỏe9 giờ trướcMít chứa nhiều đường, lại còn có tính ấm nên không thể dùng tùy tiện. Theo khuyến cáo, có một số nhóm người dưới đây nên thận trọng khi ăn mít.
-
Sức khỏe19 giờ trướcChức năng gan bất thường, bao gồm cả khả năng bị viêm gan sau khi nhiễm Covid-19, đã được ghi nhận trong suốt đại dịch.
-
Sức khỏe21 giờ trướcBản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/5 của Bộ Y tế cho biết ghi nhận 1.323 ca mắc mới COVID-19 tại 43 tỉnh, thành; trong ngày số khỏi gấp gần 5 lần số mắc mới; Không có F0 nào tử vong trong ngày và cả nước chỉ còn 216 F0 nặng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcMặc dù u bướu là một trong những triệu chứng ung thư vú phổ biến nhất, nhưng có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn khác cũng cho thấy nguy cơ mắc căn bệnh này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSố ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh trên địa bàn TPHCM, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 7 ca tử vong. Ổ dịch đã xuất hiện tại 17 quận huyện và thành phố Thủ Đức, nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về căn bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát tại 12 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ lan sang nhiều nước khác.