- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 điều cần lưu ý khi đi trung tâm thương mại, chợ, siêu thị phòng lây nhiễm Covid-19
Ngày 7/12, Bộ Y tế ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng".
Đi siêu thị mùa dịch - Ảnh minh hoạ.
Theo đó, các đơn vị quản lý khu dịch vụ phải phân công và công khai tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại khu dịch vụ để người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng biết, liên hệ khi cần thiết; đồng thời ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch với chính quyền địa phương, tạo mã QR hoặc tờ khai y tế để kiểm dịch và trang bị khẩu trang, nước rửa tay tại lối vào khu dịch vụ…
Tại khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống phải bảo đảm các nội dung sau: Khu vực chế biến thực phẩm phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định, hướng dẫn trong suốt quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, các nhà hàng tiến hành khử khuẩn mặt bàn ăn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi; đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy, giỏ hàng, xe đẩy hàng phải khử khuẩn ít nhất 4 lần/ngày…
Đi siêu thị mùa dịch - Ảnh minh hoạ.
Đối với người lao động, người bán hàng, khách hàng khi đến khu dịch vụ tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị cũng cần lưu ý:
1. Không đến khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện như: Mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà.
2. Khai báo y tế khi đến khu dịch vụ.
3. Luôn thực hiện "Thông điệp 5K", trong đó lưu ý đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định; hạn chế tiếp xúc với người khác; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn…
4. Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như: Mệt mỏi, khó thở, sốt…
5. Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong suốt thời gian di chuyển từ nơi ở đến khu dịch vụ và ngược lại.
6. Người lao động/làm việc, người bán hàng phải được tiêm đủ liều vắc xin, ký cam kết thực hiện công tác về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh 1 tuần/lần.
Đối với khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống
1. Yêu cầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các quy định có liên quan.
2. Một số nội dung cần thực hiện để phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh COVID-19:
- Khu vực chế biến thực phẩm phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định.
- Khu vực ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng; có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; có đủ bàn ghế và đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng theo quy định (có thể xếp ngồi so le hoặc đặt vách ngăn giữa các khách hàng); có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng khách hàng và được vệ sinh sạch sẽ; có đủ thùng đựng rác, có nắp đậy và có lót túi; có biển 5K về phòng, chống dịch, hướng dẫn khách hàng rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Khu vực nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, có đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh; vệ sinh khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.
- Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định, hướng dẫn trong suốt quá trình vận chuyển.
- Người chế biến thực phẩm phải đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt bàn, ghế ngồi ngay sau mỗi lượt khách rời đi.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
-
Sức khỏe2 giờ trướcTrước ngày vào viện 2 ngày, cô gái 25 tuổi xuất hiện 1 cơn co giật toàn thân khoảng 3 phút sau đó tê yếu nửa người trái, bệnh nhân không sốt, không đau ngực, không khó thở, không ho ra máu.
-
Sức khỏe3 giờ trướcBang Massachusetts của Mỹ là khu vực mới nhất báo cáo về ca mắc đậu mùa khỉ. Chỉ trong thời gian ngắn, ít nhất 10 trường hợp đã được phát hiện ở Anh và Mỹ.
-
Sức khỏe3 giờ trướcBên cạnh virus adeno, nhiều ý kiến cho rằng viêm gan bí ẩn là triệu chứng Covid-19 kéo dài. Các chuyên gia bắt đầu tìm thấy điểm chung giữa những ca bệnh.
-
Sức khỏe6 giờ trước"Muốn sống trường thọ hãy luôn làm sạch ruột" nhưng thải độc theo những cách này đảm bảo bạn khó sống thọ.
-
Sức khỏe6 giờ trướcVải thiều Việt Nam ngoài thơm, ngọt hấp dẫn còn bổ dưỡng sánh ngang một vị thuốc.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước.
-
Sức khỏe21 giờ trướcMột thanh niên 19 tuổi nhập viện để lấy một cây xúc xích mắc kẹt trong hậu môn suốt 2 ngày.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNhiều phụ huynh chia sẻ, con mình cứ uống sữa là bị nôn ói, đi kèm hiện tượng tiêu chảy nhiều ngày. Trước vấn đề này, bạn nên làm gì? Liệu có cách nào để phòng tránh?
-
Sức khỏe22 giờ trướcBệnh nhi bị xuất huyết não nguy kịch do vỡ khối dị dạng thông động tĩnh mạch não. Đây là bệnh lý hiếm gặp, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề nếu không được phát hiện, điều trị sớm.
-
Sức khỏe22 giờ trướcSữa đậu nành rất tốt nhưng bạn có biết rằng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để uống nó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng uống nhiều bia rượu sẽ gây hại gan và là nguy cơ gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều thói quen khác cũng gây tổn hại đến gan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSố ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Anh đã tăng lên 7 người và được đánh giá là những trường hợp hiếm gặp, bất thường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn các món chiên, rán; thực phẩm chế biến sẵn; cá muối; dưa và cà muối… trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho bệnh ung thư phát triển.