- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 trẻ em ở Vương quốc Anh đã tử vong vì nhiễm liên cầu khuẩn
Các cơ quan y tế ở Vương quốc Anh khuyến cáo các bậc cha mẹ và trường học theo dõi nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A sau cái chết của 6 đứa trẻ gần đây.
Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A gây ra cái chết cho 6 đứa trẻ tại Anh. Ảnh: CNN.
Liên cầu khuẩn nhóm A (GAS) hay Strep A có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng nhưng hầu hết không gây tử vong cho người nhiễm bệnh.
Do các biện pháp phòng dịch Covid-19 như đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội đã được nới lỏng ở Anh, vì thế Strep A cũng dễ lây lan hơn, với các ca bệnh tăng nhanh trong tháng qua.
Không phải lúc nào cũng có triệu chứng
Strep A là loại vi khuẩn được tìm thấy trong cổ họng và trên da cơ thể người. Nó thường gây sốt và viêm họng. Nhiều người mang mầm bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác khi ho, hắt hơi và tiếp xúc gần.
Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm đau khi nuốt, sốt, phát ban da, sưng amidan và các tuyến dưới hàm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết việc lây lan phổ biến ở những nơi đông đúc như trường học và nhà trẻ.
Bà Beate Kampmann, giáo sư Nhiễm trùng & Miễn dịch Nhi khoa, Giám đốc Trung tâm Vaccine tại Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh Luân Đôn, cho biết người mắc Strep A có nguy cơ tử vong rất hiếm. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, vi khuẩn tạo ra độc tố xâm nhập vào máu sẽ gây ra nhiễm trùng máu, suy tim và sốc nhiễm độc dẫn đến tình trạng suy nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng.
Bà Beate Kampmann khuyên các bậc cha mẹ nên gặp bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có các triệu chứng như sốt, nôn mửa, đau cơ hoặc phát ban.
Theo CDC, để xác nhận bệnh nhân nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A, các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nhanh (RADT) hoặc nuôi cấy cổ họng. Nuôi cấy cổ họng là phương pháp xét nghiệm để tìm vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Người xét nghiệm sẽ lấy mẫu xét nghiệm như chất nhầy hoặc da dưới họng của một người để xem liệu nó có chứa vi khuẩn gây bệnh hay không. Nếu kết quả cho ra là dương tính, người đó nhiễm Strep A và ngược lại. Phương pháp xét nghiệm nuôi cấy cổ họng được ưu tiên hơn so với phương pháp RADT do độ chính xác cao hơn.
Tương tự, ở Vương quốc Anh, các bệnh nhiễm trùng thường được chẩn đoán bằng cách nuôi cấy lấy từ vị trí bị nhiễm bệnh như cổ họng, theo Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA).
Có thể điều trị bằng kháng sinh
UKHSA giải thích trên trang web của mình rằng liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn (iGAS) là thuật ngữ được sử dụng khi vi khuẩn tấn công cơ thể, mà cơ thể không có khả năng phòng vệ lại. Vi khuẩn sẽ tấn công vào các khu vực như máu và các bộ phận nguy hiểm khác.
Mặc dù không có vaccine để ngăn ngừa nhiễm trùng Strep A hoặc iGAS, thuốc kháng sinh thường có hiệu quả trong việc điều trị chúng.
Phó giám đốc của UKHSA Colin Brown cho biết Vương quốc Anh ghi nhận số trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A trong năm nay cao hơn so với mọi năm.
Theo UKHSA, 5 trẻ em dưới 10 tuổi ở Anh và một trẻ khác ở xứ Wales đã tử vong sau khi được chẩn đoán nhiễm iGAS.
Dữ liệu từ UKHSA cho thấy tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A là 2,3 trường hợp/100.000 trẻ 1-4 tuổi. Tỷ lệ này cao hơn khoảng 0,5% so với thời điểm mùa dịch trước đại dịch Covid-19 (2017-2019). Đối với trẻ em 5-9 tuổi, tỷ lệ mắc là 1,1 ca/100.000 trẻ em, so với 0,3% thời kỳ dịch Covid-19.
Năm 2017-2018 là giai đoạn có số ca nhiễm cao nhất với 4 trường hợp (dưới 10 tuổi) tử vong. UKHSA cho rằng không có chủng liên cầu khuẩn nhóm A mới, mà số trường hợp ca mắc tăng lên là do vi khuẩn lây lan nhanh và sự tiếp xúc gần giữa người với người.
Theo Zing
-
Sức khỏe1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe2 giờ trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe2 giờ trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.
-
Sức khỏe3 giờ trước5 loại tác nhân virus gây bệnh mới nổi thật sự có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu ở nước ta và một số vùng trên thế giới.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNgày Tết nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn. Đặc biệt là không ít nhà gói nhiều bánh chưng, làm các loại mứt để ăn dần đến ra Giêng. Thực tế khi thời tiết nóng ẩm, hoặc đồ ăn để lâu ngày không bảo quản đúng cách dẫn đến nấm mốc, gây hại tới sức khỏe nếu ăn vào.
-
Sức khỏe7 giờ trướcMột số người nhận thấy họ đi vệ sinh nhiều hơn sau khi thưởng thức cà phê.
-
Sức khỏe7 giờ trướcSau tuổi 40, chị em nên tẩm bổ bằng 3 loại "thuốc bổ thượng hạng" này mỗi tuần.
-
Sức khỏe9 giờ trướcTôi chỉ uống 2 ly rượu nhỏ nhưng mặt đã đỏ phừng phừng. Đây có phải dấu hiệu nguy hiểm không thưa bác sĩ? (An An, 25 tuổi, Đồng Nai).
-
Sức khỏe9 giờ trướcGan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Căn bệnh này có thể gây xơ gan hoặc sẹo gan, thậm chí suy gan và ung thư gan nếu chúng ta không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNgày 26/1 (mùng 5 Tết), Việt Nam ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, tăng gần gấp đôi so với hôm qua. Hiện còn 3 bệnh nhân nặng đang điều trị, giảm 1 ca sau 24 giờ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước, nhà sản xuất và cung cấp dược phẩm phải có hành động ngay lập tức nhằm bảo vệ trẻ em trước thuốc ho nhiễm độc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcQuả phật thủ thường được bày bàn thờ, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo các chuyên gia, quất (tắc) có nhiều tác dụng nhưng nên dùng loại được trồng tự nhiên thay vì quả trên cây cảnh ngày Tết.