7 "bí quyết" quan trọng để cả mùa đông trẻ không còn bị cúm và cảm lạnh

Trẻ nhỏ rất dễ mắc cảm lạnh, cúm do hệ miễn dịch còn yếu và khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng chưa tốt. Vì vậy cha mẹ cần có những biện pháp để phòng bệnh.

Trẻ nhỏ rất dễ mắc cảm lạnh, cúm do hệ miễn dịch còn yếu và khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng chưa tốt. Vì vậy cha mẹ cần có những biện pháp để phòng bệnh.

1. Rửa tay sạch khi chạm vào trẻ

Mọi người có thể nghĩ rằng bạn thô lỗ khi yêu cầu họ phải rửa tay sạch mới được chạm vào con bạn, nhưng thực tế điều này hoàn toàn bình thường và đúng đắn bởi vì ai cũng đều có thể mang mầm bệnh trên tay.

Việc rửa tay sạch trước khi chạm vào trẻ còn giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn tiếp xúc vào cơ thể bé, bảo vệ bé vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt và cần thời gian để phát triển.

2. Dùng nước chuyên dụng vệ sinh tay

Nếu rửa tay bằng xà phòng và nước chưa đủ an toàn, thì hãy rửa tay bằng nước vệ sinh chuyên dụng. Việc vệ sinh kỹ càng này sẽ giảm hẳn số lượng vi khuẩn tiếp xúc vào cơ thể.

Cách phòng cúm và cảm lạnh cho trẻ - Ảnh 1.

3. Tiêm phòng đầy đủ

Không chỉ có trẻ nhỏ cần được tiêm chủng mà người lớn, những người chăm sóc trẻ cũng cần tiêm đầy đủ. Bệnh ho gà khi có dịch thường tăng cao, do truyền từ người lớn sang trẻ nhỏ.

Ho gà cũng là một căn bệnh đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, các mẹ cũng nên đi tiêm phòng đầy đủ.

4. Tránh tiếp xúc với người ốm

Nếu bạn biết rằng ai đó không được khỏe thì nên khuyên họ tránh tiếp xúc gần con bạn cho đến khi họ khỏi bệnh. Trong những trường hợp cần thiết thì bạn yêu cầu họ không ôm ấp con mình và nhắc nhở họ che miệng khi ho.

Cách phòng cúm và cảm lạnh cho trẻ - Ảnh 2.

5. Trẻ vẫn bú mẹ bình thường

Sữa mẹ chứa kháng thể sẽ giúp xây dựng hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi bệnh. Ngay cả khi trẻ bị bệnh, kém ăn, thì cũng vẫn nên duy trì nguồn sữa mẹ để tăng khả năng chống chọi với vi khuẩn, giúp trẻ chiến đấu với bệnh dễ dàng hơn, nhanh khỏi hơn.

6. Tránh những nơi đông người

Vào thời tiết đẹp, đi ra ngoài thưởng thức không khí trong lành làm cho cả bạn và bé dễ chịu. Nhưng đi ra ngoài đến những nơi công cộng, nơi có rất nhiều người tụ tập là một câu chuyện khác nhau.

Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng cha mẹ nên giữ bé tránh xa đám đông nhất là trong những tháng đầu đời.

Virus, ví dụ như RSV, gây ra triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em, người lớn và có thể đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh.

Làm những gì bạn có thể để giúp trẻ tránh được mầm bệnh ngay từ khi còn nhỏ là một bước quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của bé.

7. Biết khi nào cần tới bác sỹ nhi

Trẻ nhỏ ốm là việc không tránh khỏi, có những lúc bạn tự xử lý được bằng những kinh nghiệm bản thân. Nhưng khi trẻ bị cảm lạnh hay ho kéo dài một tuần hoặc hơn thì bạn cần cho trẻ tới bệnh viện sớm.

Khi trẻ bị sốt cao, đừng ngại liên hệ với bác sỹ nhi khoa hoặc cho trẻ đến bệnh viện. Trẻ sốt cũng do nhiều nguyên nhân và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.


viêm phổi

chăm sóc trẻ sơ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.